xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện ít ai biết về 'cố cung' của Vua Mèo

Theo Hải Dương (Pháp luật Việt Nam)

Cuộc đời của Vua Mèo Vương Chính Đức thống trị vùng cao nguyên đá Đồng Văn bấy lâu vẫn còn nhiều bí ẩn mang tính giai thoại.

Năm 2004, khi dòng họ Vương bàn giao khu dinh thự của gia tộc cho Nhà nước quản lý, sau đó mở cửa đón khách tham quan thì bức chân dung và cuộc đời của Vua Mèo cũng như các thành viên trong dòng tộc mới dần được hé lộ.

Chuyện ít ai biết về cố cung của Vua Mèo - Ảnh 1.

Khu dinh thự nằm giữa thung lũng Sà Phin và rừng samu dầu cao vút

Khám phá khu dinh thự chúng ta sẽ được tận mắt chứng kiến cuộc sống đời thường với những đồ dùng sinh hoạt, nơi làm việc, chỗ nghỉ ngơi của gia tộc ông vua của đồng bào Mông khét tiếng dải đất Đồng Văn một thời.

Theo những tài liệu còn lưu lại tại Sở VHTT&DL Hà Giang thì nguồn gốc để hình thành khu dinh thự của ông Vua Mèo cũng hết sức đặc biệt, mang đậm yếu tố tâm linh. Năm 1913, Vương Chính Đức (Vua Mèo) đứng ra ký hiệp định đình chiến với thực dân Pháp để vùng Hà Giang được bình yên. Có một thuộc hạ dưới quyền họ Vương tên là Cư Trồng Lù rất am hiểu về phong thủy gợi ý thủ lĩnh nên thay đổi nơi ở. Khi đó Vương Chính Đức đang ở nơi chân núi cao, cạnh hẻm núi không hợp tuổi mình.

Nghe Lù nói thấy có lý nên Vương đã quyết định đi thuê thầy phong thủy tìm mảnh đất mới để an cư, lập nghiệp. Phải mất nhiều năm trời các thầy địa lý, phong thủy cả Việt lẫn Trung đi tìm kiếm khắp vùng cao nguyên đá, đến năm 1920 mới quyết định sẽ xây dinh thự ở thung lũng Sà Phìn (xã Sà Phìn ngày nay). Theo các thầy phong thủy khu đất này là nơi đảm bảo được hai chức năng công và thủ. Những dãy núi dựng đứng xung quanh, chỉ có một con đường độc đạo nhỏ sẽ ngăn quân thù tấn công 4 phía.

Chuyện ít ai biết về cố cung của Vua Mèo - Ảnh 2.

Năm 1921, thực dân Pháp đưa Vương Đức Chính lên làm người đại diện cho Công ty Á phiện Việt Điền, được chia lợi nhuận trong buôn bán thuốc phiện. Sau khi có những nguồn lợi khổng lồ trong việc điều hành công ty buôn bán thuốc phiện, Vương Chính Đức bắt đầu dồn tiền vào xâu Dinh thự. Dinh thự được xây dựng và hoàn thiện trong 4 năm (1922-1926) với kiến trúc 2 tầng gồm 64 phòng chức năng khác nhau.

Tường làm bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói lợp làm từ đất nung. Theo ước tính của cơ quan quản lý dinh thự thì số tiền Vua Mèo bỏ ra xây dựng công trình này trong 4 năm lên tới con số 150 tỷ VND (quy đổi từ đồng bạc trắng khi đó ra tiền VND bây giờ).

Khu dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức rộng hơn 3.000m2 nằm ở xã Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang. Toàn bộ dinh thự được bao quanh bởi các dãy núi và những hàng sa mu cao vút. Tất cả tường bao quanh dinh thự đều được xây bằng đá phiến xanh cao từ 2,5-3m, dày từ 60-80cm vô cùng kiên cố nhằm để chống lại pháo, đạn của kẻ tấn công.

Khu dinh thự được tạo dựng lên chủ yếu bằng 2 loại chất liệu chính là gỗ, đá kèm với đất, sắt thép và ngói lợp. Khi xây dựng khu dinh thự, họ Vương đã thu mua một lượng lớn gỗ thông đá (hay gọi là samu dầu), loại gỗ sẵn có ở vùng Hà Giang, Cao Bằng. Đây là loại gỗ có đặc tính rất cứng, nhiều nhựa nên không bị mối mọt, nứt mẻ…

Còn vật liệu đá là thứ rất sẵn ở vùng cao nguyên Đồng Văn. Nhưng bên cạnh việc sử dụng đá ở bản địa, Vua Mèo còn cho người sang tận Tứ Xuyên, Trung Quốc mua đá về làm chân trụ cột trong dinh thự của mình.  Việc mua, vận chuyển và chế tác các vật liệu gỗ samu, đá phiến xanh, ngói máng âm dương là tốn kém tiền của và mất nhiều công sức nhất. Có khoảng 100 cây samu trưởng thành được trồng trong giai đoạn 1922-1926 cho đến nay đã gần 100 năm, thân to một người ôm không xuể, cao vút lên trời xanh.

Sau này khi dinh thự được nhà nước trùng tu lại, nhiều hạng mục đã có sự thay thế từ gỗ samu sang gỗ lim hoặc gỗ nghiến.

Đế chế của Vua Mèo trên cao nguyên đá tồn tại gần nửa thế kỷ từ cuối thế kỷ XIX cho đến trước Cách mạng Tháng Tám, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi, vận động gia tộc đi theo cách mạng. Đặc biệt là người con Vương Chí Sình của Vua Mèo một lòng đi theo cách mạng và trở thành anh em kết nghĩa với Bác Hồ.

Nằm cách biên giới Việt -Trung không xa nên gia tộc họ Vương đã có sự giao thương buôn bán, quan hệ với quan lại của nhà Mãn Thanh. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, mối quan hệ ấy được tiếp tục với giới quân phiệt phương Bắc. Theo nhiều tư liệu ghi ghép lại, thì gia tộc của ông Vua Mèo Vương Chính Đức thường buôn bán thuốc phiện sang Trung Quốc. Cho đến hôm nay, ở khu dinh thự vẫn còn giữ lại được một khu gọi là kho chứa thuốc phiện, với những viên thuốc phiện đen xì, to bằng nắm tay để tượng trưng. Buôn bán thuốc phiện chính là nguồn thu nhập để có kinh phí khổng lồ xây dinh thự, và duy trì cuộc sống xa hoa của các thành viên trong gia đình.

Song song mối quan hệ buôn bán mật thiết giới quân phiệt, quan lại Trung Quốc, thì Vương Đức Chính cũng giao thương với cả thực dân Pháp từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nhưng để tự chủ, độc lập và nhằm không bị thực dân Pháp áp đặt cai trị, Vua Mèo đã trang bị rất nhiều súng ống, xây dựng lô cốt, hầm hào, tường bao để bảo vệ khu dinh thự của mình. Kho vũ khí được đặt trong một lô cốt xây hoàn toàn bằng đá xanh với các lỗ châu mai nhỏ để quan sát tấn công đối phương. Những khẩu súng kíp truyền thống của đồng bào Mông xuất hiện ở đây.

Sau khi có tiền, gia tộc họ Vương đã thuê hàng vạn lao động làm việc thủ công hoàn toàn bằng sức người. Thậm chí các vị thầy phong thủy Trung Hoa, các nhà kiết trúc cả Trung vẫn Pháp đã được mời tới làm việc. Có lẽ vì thế mà toàn bộ khu dinh thự ở thung lũng Sà Phìn mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa pha lẫn phong cách phương Tây. Nhưng đi vào từng chi tiết cụ thể, chúng ta có thể thấy họ Vương vẫn giữ lại nhiều đặc trưng của ngôi nhà người Mông truyền thống.

Không chỉ kiến trúc được đan xen bởi 3 phong cách mà trong cách ăn mặc, gia tộc họ Vương khi đó cũng mang 3 kiểu trên. Vương Chính Đức cùng các con có lúc mặc comple-veston sang trọng của phương Tây, có khi lại diện bộ áo phong cách Tôn Trung Sơn vốn là truyền thống của người Hoa một thời. Còn những bà vợ và lũ trẻ thường vẫn mặc áo nâu và đội khăn truyền thống của người Mông.

Khu dinh thự với những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật, kiến trúc xây dựng… giữa cao nguyên đá sừng sững dần trở thành điểm tham quan ấn tượng cho du khách gần xa. Năm 1993, khu dinh thự đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo