xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sao tìm được nửa kia...

Bài và ảnh: Hồng Đào

Tối thứ bảy, khu nhà trọ náo nhiệt hơn thường ngày nhưng phòng chị Nguyễn Thị Biên (Công ty Việt Hưng – KCX Tân Thuận, TPHCM) vẫn không thay đổi. Loay hoay với bó rau muống, chuẩn bị bữa cơm tối, trả lời cho câu hỏi của tôi tối thứ bảy sao còn ở nhà, chị cười buồn: “Biết đi đâu bây giờ, ở nhà nghỉ ngơi để tuần sau đi làm”.

Độc thân ngày càng nhiều

Từ Đà Nẵng vào TPHCM làm công nhân (CN) hơn 10 năm, thay đổi đến 3-4 chỗ làm, chỗ trọ nhưng chị Biên vẫn là “lính phòng không”. Chị kể, suốt 10 năm qua, con đường của chị chỉ quẩn quanh từ nhà trọ đến công ty, từ công ty ra chợ rồi về nhà nên việc quen biết bạn bè đã khó; yêu, kết hôn càng khó hơn. “Ngày trước tôi cũng nghĩ đến chuyện lập gia đình nhưng bây giờ đã hơn 30 tuổi, ý định đó cũng tiêu tan”- chị tâm sự. Những CN có hoàn cảnh như chị Biên ngày càng nhiều, gia tăng thêm đội ngũ CN độc thân.

Trong buổi làm việc với ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, LĐLĐ TPHCM cho biết do khó khăn về điều kiện sống, làm việc, sinh hoạt cộng với thu nhập thấp nên chỉ 18,4% CN trong độ tuổi từ 20 đến 40 lập gia đình. Tỉ lệ nam sống độc thân còn cao hơn.

“Thân mình lo không nổi, đâu dám đèo bồng”

“Còng lưng may từ 7 giờ đến hơn 21 giờ mỗi ngày, về nhà chỉ muốn ngủ, chẳng muốn làm gì. Thời gian đâu để tìm hiểu, quen biết, yêu đương nữa”- CN Lê Thị Ly (Công ty CCH Top- KCX Tân Thuận) than thở. Gương mặt dễ nhìn nhưng Ly cũng chưa có người yêu. Cô kể: “Ngày trước có mấy anh đồng hương hay ghé chơi nhưng tôi cứ tăng ca, đi làm suốt. Ghé mấy lần không gặp, họ ngại rồi không tới nữa”.

Không chỉ CN nữ, CN nam cũng không có điều kiện giao lưu kết bạn. “Lúc trước, hội đồng hương còn hay gặp gỡ, đi chơi, đi ăn uống nhưng thu nhập eo hẹp nên số lần cứ giảm dần rồi mất hẳn”- anh Lê Thanh Quang (Công ty Hansae- KCN Tây Bắc - Củ Chi) cho biết. Gần 30 tuổi, anh vẫn vào ra một mình. “Mẹ tôi ở quê sốt ruột, mong có cháu nội lắm nhưng biết làm sao khi bản thân mình còn lo không nổi đâu dám đèo bồng”. Cùng phòng trọ với Quang, CN Nguyễn Việt Quốc chia sẻ: “Anh Quang một thân một mình còn không nghĩ đến việc lấy vợ. Tôi còn phải nuôi em trai học đại học nên càng không có cơ hội. Ra đường cái gì cũng đắt, phải tốn tiền uống nước, mua quà... nên cả đến bạn gái tôi cũng chưa có”.

Cũng như Quang, Quốc, nhiều CN ngại chuyện có người yêu, lập gia đình. Điều kiện khó khăn, thu nhập hằng tháng chỉ đủ chi phí cho tiền nhà, tiền điện, tiền nước, lặt vặt... họ đành phải tạm gác chuyện tình cảm lại để lao vào cuộc mưu sinh trước mắt.

Muốn cũng không được

Đến nhà một nhóm CN nữ trên đường Bà Hom, quận Bình Tân - TPHCM, tôi được các cô tíu tít khoe: “Hết tháng này, Hương về quê lấy chồng. Ở nhà nhắm sẵn một anh xóm trên, nghe nói giỏi giang, siêng năng lắm!”. Cô gái tên Hương cười bẽn lẽn: “Gặp có vài lần, thấy anh ấy cũng được nên tôi ưng cho rồi chứ kén chọn hoài cũng vậy”.

Không chỉ Hương, các cô Lệ, Hà, Tú cùng phòng cũng mong muốn có một mối tình “xếp đặt” như vậy. Nhưng không phải ai cũng được như mong muốn. Tháng trước, Tuyên (Công ty Pou Yuen - Bình Tân) trốn nhà trở lại công ty làm việc vì thấy không hợp với anh chồng tương lai. “Chưa cưới mà anh ấy đánh tôi hai lần. Tôi nghĩ mình đúng khi ra đi. Tôi chỉ mong ba má ở quê tha thứ!”.

Hiểu được các điều kiện khó khăn của CN, nhiều CĐ cơ sở, chi đoàn TNCS chủ động sắp xếp để họ được giao lưu kết bạn. Nhưng kết quả không khả quan. “Đối tác” được chọn thường là các đơn vị quân đội, tuổi nhập ngũ của các chiến sĩ chỉ khoảng 18 đến 20 tuổi nên cuối cùng cũng chỉ “kết nghĩa chị em”.

Bà Mai Thị Bích Vân, Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TPHCM, cho biết: “Số lượng CN độc thân cao, trong khi đó, đa số đều sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên việc sống thử cũng đang là một tình trạng đáng báo động”.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hồn Việt:

Người độc thân dễ buồn chán, cáu gắt

Người sống độc thân sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính cách, lối sống, hành vi. Về mặt cảm xúc, họ rất dễ buồn chán, cáu gắt, cảm thấy cô độc, trống vắng, không cảm nhận ý nghĩa đời sống. Khi không cảm nhận ý nghĩa cuộc sống, người ta không có động cơ làm việc tốt. CN nên có nhiều thời gian để giao lưu kết bạn, tìm kiếm cơ hội, nâng cao kiến thức về đời sống tâm lý và xã hội. Những nhà sử dụng lao động hãy quan tâm đến đời sống tình cảm của CN, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm hạnh phúc riêng...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo