xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chết vì kem “tắm trắng”: Khó xử lý hình sự

Theo MAI MINH (Pháp luật TPHCM Online)

Chỉ có thể phạt tiền 5-10 triệu đồng, khó xử lý hình sự do không có tội danh tương ứng. Sau vụ việc nạn nhân Nguyễn Ngọc Bích tại Châu Thành (Đồng Tháp) bị chết sau khi xài kem tắm trắng, dư luận đang đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc xài mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có nguy hiểm hay không và xử lý những người sản xuất, buôn bán mỹ phẩm không phép ra sao.

Làm đẹp như... ướp xác!

Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh, chuyên gia thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Thanh Bình (đường Nguyễn Biểu, quận 5, TP.HCM), lắc đầu kêu trời khi biết quy trình tắm trắng bằng cách... “bọc nylon” toàn thân.

“Những loại thuốc tẩy trắng không rõ xuất xứ như loại nạn nhân đã xài phần lớn đều được làm từ hỗn hợp... thuốc tẩy đường, chất PH8 và một số loại axit khác. Đã bôi lên da, lại còn bọc nylon kín toàn thân thì chẳng khác nào... tự sát. Chất độc ngấm qua lỗ chân lông trên da có thể làm phù thận cấp, làm gan bị nhiễm độc hoặc nguy hại hơn là làm tê liệt hệ thần kinh” - bác sĩ Minh nói.

Theo bác sĩ Minh, phong trào tắm trắng được du nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, tắm trắng ở Trung Quốc chỉ đơn giản được gọi là một cách cải thiện làn da nhờ việc tắm bằng nước dược thảo. Chỉ khi sang đến Việt Nam nó mới được nhiều người chế biến bằng những bài thuốc “lang băm” như thuốc nạn nhân Bích đã xài.

“Tôi đã từng đi nhiều nước trên thế giới nhưng ít thấy nơi nào có cách làm đẹp kỳ quái như tắm trắng bằng thuốc không rõ xuất xứ của một số phụ nữ Việt Nam. Ác thay, những loại thuốc như vậy lại được bày bán tràn lan trên thị trường Việt Nam. Chị em phải hết sức cẩn trọng, đừng vì nóng vội làm đẹp mà gây hại cho bản thân” - ông Minh đưa ra lời khuyên.

Phạt hành chính được, xử lý hình sự khó

Luật sư Hồ Thị Tiến (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết ở trường hợp này, cơ quan chức năng trước mắt có thể xử lý hành chính ít nhất ba đối tượng (gồm hai người bán trực tiếp và người bỏ mối loại mỹ phẩm mà nạn nhân Bích đã dùng).

“Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, chỉ cần phát hiện người bán hàng có hành vi kinh doanh mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, quá hạn dùng hoặc kinh doanh mỹ phẩm không có số đăng ký, người bán sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đến mười triệu đồng” - luật sư Tiến nói.

Tuy nhiên, khi đặt vấn đề nếu kết luận điều tra khẳng định loại mỹ phẩm này làm chị Bích chết thì có thể xử lý hình sự được những người sản xuất và bán hay không, các luật sư đều thấy... vướng vì không tìm thấy tội danh tương ứng.

Luật sư Tiến cho biết mỹ phẩm không phải là thuốc chữa bệnh theo quy định của luật. “Khoản 2 Điều 2 Luật Dược năm 2005 quy định rõ: Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế. Cũng không thể truy tố họ với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo Điều 157 Bộ luật Hình sự”.

Luật sư Đặng Ngọc Châu, Trưởng văn phòng luật sư Đặng Ngọc Châu, bổ sung “không thể truy tố về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật Hình sự vì loại mỹ phẩm này đâu có nhái của hãng nào mà là “một mình một chợ”.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM, xử lý tội vô ý làm chết người theo Điều 98 Bộ luật Hình sự cũng không được vì ở tội danh này, chỉ truy tố được nếu người phạm tội phải có hành vi vi phạm quy tắc an toàn và những quy tắc này đã được quy định hoặc đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận. Mà trong vụ việc này, quy tắc an toàn rất khó xác định.

Không kiểm soát nổi việc bán mỹ phẩm giả

Sau cái chết của nạn nhân Bích, chúng tôi đã có cuộc khảo sát ở một số chợ lớn nhỏ tại Đồng Tháp. Hiệu kem tắm trắng mà Bích dùng đã không còn được bày bán tại các chợ từ hôm 12-3. Tuy nhiên, các nhãn hiệu khác cũng có công dụng tắm trắng, lột lạnh, trị mụn nám không rõ xuất xứ, không ghi đầy đủ nhãn mác theo quy định vẫn được bày bán công khai.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp cho biết không thể kiểm soát nổi tình trạng bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng tràn lan. Mỗi khi thấy bóng dáng lực lượng kiểm tra, người bán đã “tẩu” mất hàng, đành bó tay. Người tiêu dùng thiếu kiến thức về mỹ phẩm, lại chuộng hàng giá rẻ là cơ hội cho hàng giả làm ăn.

VĨNH SƠN

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo