xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CSCĐ tấn công CSGT lãnh 7 tháng tù

Bài và ảnh: Tố Trâm

Một người là CSGT thực hiện không đúng quy trình kiểm tra, người kia là một sĩ quan CSCĐ vi phạm luật giao thông lại có hành vi chống người thi hành công vụ. Nếu cả hai chấp hành tốt, đã không xảy ra vụ án này.

Ngày 6-1, TAND quận Bình Thạnh đã đưa vụ án chống người thi hành công vụ ra xét xử đối với bị cáo Trần Đại Phúc (SN 1981, nguyên sĩ quan cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an TPHCM). Các nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án vắng mặt tại tòa.

Từ sai phạm nhỏ dẫn đến vi phạm lớn

Theo cáo trạng của VKSND quận Bình Thạnh, trưa 28-7-2011, thực hiện phân công của đội CSGT Hàng Xanh, chiến sĩ Văn Thành Luân và Trương Bảo Tâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, điều tiết giao thông tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13 (quận Bình Thạnh). Sau khi nhận tin báo kẹt xe, Tâm ở lại trực chốt, Luân chạy mô tô cảnh sát đến ngã ba Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, để điều tiết giao thông.

img

Bị cáo Trần Đại Phúc trước tòa sơ thẩm

Khoảng 11 giờ 40 phút ngày 28-7-2011, khi đang đứng giữa lòng đường để điều tiết giao thông, anh Luân phát hiện Phúc điều khiển mô tô Suzuki Sport, không đội mũ bảo hiểm nên từ phía sau bước đến, không thổi còi mà dùng gậy nhựa điều khiển giao thông gõ một cái vào vai trái của Phúc nhằm ra hiệu dừng xe kiểm tra.
Phúc quay lại hỏi: “Sao mày đánh tao, mày biết luật không, sao mày không đứng trước xe tao?’’ đồng thời đá chống nghiêng dựng xe, bước xuống dùng tay đấm vào mặt anh Luân một cái. Bị Phúc đánh, anh Luân dùng gậy giao thông đánh lại, Phúc bị rơi mắt kính, chạy qua xe nước sâm chụp lấy xô nước đánh Luân nhưng bị người bán nước sâm dằn lại, Phúc chạy đến trụ điện kế bên nhặt ở lề đường một thanh sắt đánh liên tiếp vào đầu, người của anh Luân, dồn anh Luân vào nhà dân. Anh Luân né tránh và có dùng gậy giao thông đánh trả 2 cái. Lúc này hai bên xô xát, giằng co và chụp hung khí của nhau.

Thấy sự việc căng thẳng, anh Luân kêu Phúc bình tĩnh, nói lời xin lỗi và không tiếp tục xử lý nữa, để cho Phúc đi. Sau khi sự việc xảy ra, anh Luân không báo công an địa phương. Đến 20 giờ 10 phút cùng ngày, Công an phường 25, quận Bình Thạnh nhận được tin báo, tiến hành lập hồ sơ, chuyển qua CSĐT Công an quận Bình Thạnh xử lý.

Bị cáo hối tiếc

Tại phiên tòa, bị cáo Phúc cho rằng anh Luân dùng gậy giao thông đánh mạnh, chửi và thúc cùi chõ vào mặt, Phúc đã bỏ chạy còn bị anh Luân đuổi theo đánh nên mới nhặt cây sắt để tự vệ. Khi hai bên giằng co nhau trong nhà dân, Phúc xưng là cảnh sát cơ động, anh Luân mới xin lỗi, hai bên bắt tay giảng hòa nhau (anh Luân chỉ thừa nhận có nói xin lỗi để Phúc bình tĩnh lại, không có việc bắt tay giảng hòa).
Phúc cũng cho rằng “anh Luân không đeo bảng tên, ra hiệu lệnh không đúng, bị cáo nghi ngờ là CSGT giả nên tìm cây chống đỡ để nếu có thể thì tìm cách khống chế bắt giao công an phường làm rõ”.  Trả lời về câu hỏi: “Bị cáo nhận thức như thế nào sau khi vụ việc xảy ra?’’, Phúc trả lời: “Bị cáo thấy hối tiếc’’.
HĐXX đã trích lời khai 5 nhân chứng là người dân sinh sống, buôn bán gần hiện trường và chứng kiến vụ việc. Theo đó, họ cho rằng bị cáo không đội mũ bảo hiểm, nẹt pô xe lúc đang kẹt xe và CSGT đang điều tiết giao thông, vì vậy anh Luân bước đến lấy gậy giao thông khều vào vai Phúc một cái ra hiệu đưa xe lên lề đường.
Phúc đá chống xe, bước đến đánh liên tiếp, anh Luân chỉ đỡ chứ không đánh. Chỉ khi bị Phúc dùng cây sắt tấn công, anh Luân có dùng gậy đánh trả. Những lời khai này bị Phúc bác bỏ, cho rằng “có thể các nhân chứng nhìn lầm. Bị cáo không đánh, chỉ dùng tay đẩy Luân ra”. Phúc chỉ thừa nhận lời khai của nhân chứng Nguyễn Đức Chánh - người đi đường chứng kiến vụ việc cũng là người được gia đình Phúc cung cấp làm nhân chứng trong quá trình điều tra - mới “phù hợp với lời khai của bị cáo”.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng lời khai của ông Chánh lại mâu thuẫn với lời khai của Phúc về tư thế và thời điểm giật cùi chỏ. Trong khi lời khai của anh Luân và 5 nhân chứng còn lại phù hợp nhau và phù hợp với các căn cứ có trong hồ sơ vụ án. HĐXX bác bỏ lời khai của bị cáo cho rằng anh Luân dùng gậy tấn công bị cáo trước.
Theo đó, anh Luân phát hiện bị cáo vi phạm giao thông nên dùng gậy khều nhẹ để kiểm tra xử lý, bị cáo không chấp hành mà còn tấn công người thi hành công vụ bằng tay và cây. Có cơ sở kết luận bị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 7 tháng tù giam.

Về phần CSGT Văn Thành Luân, khi tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông đã thực hiện không đúng quy trình kiểm tra, không kiên quyết xử lý vi phạm đến cùng đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Phải làm gương cho dân

Trong khi phân tích, đấu tranh để bị cáo thừa nhận lỗi của mình, vị công tố đã nói: “Là công an nhân dân, bị cáo phải là người làm theo pháp luật trước thì người dân mới làm theo. Bị cáo không đội mũ bảo hiểm là vi phạm giao thông,  tiếp đó lại tấn công CSGT đang làm nhiệm vụ, bị cáo có nghĩ đến hình ảnh của một người công an trong mắt nhân dân không? Anh Luân thực hiện không đúng quy trình kiểm tra là có phần lỗi nhưng nếu bị cáo biết kiềm chế, không tự cao tự đại sẽ không có chuyện gì xảy ra”. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo