xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan kiện "bụi tre"

Bài và ảnh: THANH NHÂN

Kéo dài từ năm 2009 đến nay, qua 1 lần hòa giải không thành, 2 lần hoãn xử, vụ kiện nhái nhãn hiệu bánh tráng "Ba cây tre" xuất khẩu sang Mỹ vẫn đang chờ… xếp lịch xét xử

Theo hồ sơ cung cấp cho Báo Người Lao Động, Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong (Tufoco, tỉnh Tiền Giang) đã đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và Mỹ cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền tổng thể nhãn hiệu hàng hóa bao gồm hình, chữ "Ba cây tre", các dòng chữ: "Đặc biệt dùng làm gỏi cuốn và chả giò Việt Nam", "Vietnamese rice paper" và chữ Hán cho sản phẩm bánh tráng.

Bụi tre khác 3 cây tre!

Qua các đại lý ở Mỹ, Tufoco phát hiện Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (Safoco, TP HCM) cũng xuất khẩu bánh tráng mang nhãn hiệu "Bụi tre" và hình 3 cây tre.

Sản phẩm này bán tại siêu thị SF Superstore (Thuận Phát) ở Mỹ với mẫu mã bao bì gần như trùng lặp với Tufoco. Trên bao bì còn sử dụng dấu hiệu ® (Registered - nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ) và tên Công ty Safoco ghi khá khiêm tốn bằng tiếng Anh. Trong khi đó, bánh tránh Safoco bán trong nước có logo to, in đậm dòng chữ Safoco, phía dưới là biểu tượng bông lúa vàng.
 
img
Mẫu bao bì bánh tráng của Công ty Tufoco (trái) và mẫu bao bì bánh tráng nhái nhãn hiệu do
 Công ty Safoco sản xuất

Tháng 9-2009, Tufoco gửi công văn yêu cầu Safoco chấm dứt việc sản xuất, kinh doanh bánh tráng mang nhãn hiệu "Bụi tre" và hình 3 cây tre, thu hồi sản phẩm này tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Safoco đã phớt lờ những đề nghị này, buộc Tufoco phải kiện ra tòa.

Ngày 21-4-2010, buổi hòa giải giữa Tufoco và Safoco không thành do đại diện Safoco phủ nhận việc sản xuất và xuất khẩu loại bánh tráng giống với bao bì do Tufoco thu thập tại các siêu thị ở Mỹ. Đại diện Safoco cho rằng Tufoco không có chứng cứ chứng minh siêu thị ở Mỹ đã nhập khẩu sản phẩm này từ Safoco và không loại trừ khả năng tại Mỹ đã có cơ sở sản xuất giả thương hiệu của Safoco.

Tuy nhiên, một lãnh đạo của Safoco từng xác nhận với phóng viên rằng đầu năm 2009, công ty có gia công 5 tấn bánh tráng nhãn hiệu "Bụi tre" cho 1 khách hàng ở Mỹ. Mẫu mã thiết kế theo yêu cầu của khách hàng nên không để logo Safoco trên bao bì, chỉ ghi "sản xuất bởi Safoco". "Bụi tre và 3 cây tre khác nhau hoàn toàn" - người này lý giải.

Bồi thường vì nhái nhãn hiệu

Theo ông Mai Văn Nước, Phó Giám đốc Tufoco, trong thời gian công ty nộp đơn kiện Safoco tại TAND TP HCM thì cũng đồng thời khởi kiện hệ thống siêu thị SF Superstore ở Mỹ về việc nhập khẩu và tiêu thụ bánh tráng nhái nhãn hiệu "Ba cây tre" của Tufoco.

Tháng 1-2011, trong buổi hòa giải ở Tòa án Liên bang Mỹ tại California, ông chủ hệ thống siêu thị SF đã đồng ý bồi thường cho Tufoco 60.000 USD và cung cấp các chứng từ nhập lô hàng nhái nhãn hiệu "Ba cây tre" từ Safoco. Các chứng từ này được công chứng, hợp thức hóa tại Mỹ và đã gửi cho TAND TP HCM.

"Dù đã cung cấp rất nhiều chứng cứ nhưng đến khi chúng tôi đề nghị đem vụ kiện ra xét xử, TAND TP HCM mới có quyết định xét xử vào ngày 14-6-2013 rồi hoãn đến 12-7. Phiên tòa ngày 12-7 cũng bị hoãn, dự kiến đến tháng 8-2013 mới được tiến hành" - ông Mai Văn Nước lo ngại.

Trong lúc theo đuổi vụ kiện Công ty Safoco, năm 2010, Tufoco phát hiện Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) cũng kinh doanh sản phẩm nhái nhãn hiệu "Ba cây tre". Tigifood xuất khẩu 38 tấn bánh tráng sang Mỹ, trên bao bì gắn nhãn hiệu "Bụi tre" và hình 3 cây tre với mẫu mã gần giống mẫu bao bì của Tufoco, có cả dấu hiệu ®.

Tufoco đã gửi văn bản yêu cầu Tigifood chấm dứt sử dụng nhãn hiệu "Bụi tre" và hình 3 cây tre, thu hồi toàn bộ sản phẩm nhái nhãn hiệu đang tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Tigifood trả lời đó là sản phẩm gia công, được đóng gói theo kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu… do khách hàng cung cấp; nhãn hiệu cũng không hoàn toàn giống của Tufoco nên Tigifood không vi phạm luật.

Tufoco khởi kiện. Ngày 28-9-2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM xét xử, buộc Tigifood phải bồi thường cho Tufoco hơn 153 triệu đồng.
 

Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư TP HCM, doanh nghiệp không thể lập luận rằng chỉ gia công theo đặt hàng của khách nên "vô can" mà phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định pháp luật.

Ông cho rằng 2 vụ kiện nêu trên là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam: Cẩn trọng kiểm tra kỹ pháp nhân của khách hàng, tính hợp pháp của các mẫu mã bao bì, quy cách sản phẩm… trước khi ký hợp đồng gia công để tránh những rắc rối, kiện tụng liên quan đến làm nhái, làm giả nhãn hiệu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo