xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời cuối cùng, Dương Chí Dũng xin được sống chờ ngày minh oan

Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Chiều 24-4, trong lời nói cuối cùng trước tòa phúc thẩm, bị cáo Dương Chí Dũng nói mình “trung thành với xã hội, yêu cuộc sống, yêu gia đình rất nhiều”, đồng thời vẫn khẳng định mình bị oan và xin được sống để chờ minh oan.

 

Dương Chí Dũng tại tòa sáng ngày 23-4

Bị cáo Dương Chí Dũng xin được sống để chờ minh oan - Ảnh chụp qua màn hình

 

Cuối giờ chiều 24-4, sau phần đối đáp gay gắt giữa các luật sư và VKSND tối cao, HĐXX phiên tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Bị cáo Dương Chí Dũng được nói đầu tiên và cũng là người nói nhiều nhất. Bị cáo xin lỗi Đảng, nhà nước, nhân dân và bày tỏ: “Mong HĐXX cân nhắc kỹ lưỡng, khách quan, nếu chưa xác đáng chứng cứ thì cho bị cáo giảm nhẹ hình phạt, để bị cáo có thể chờ đến một thời điểm nào đó làm sáng tỏ”.

Bị cáo giãi bày tiếp: “Không phải bị cáo sợ đâu, nếu có tội bị cáo sẵn sàng chịu, chỉ mong HĐXX hết sức thận trọng. Bị cáo thành khẩn, rất ăn năn. Trước mắt, bị cáo xin vận động gia đình, dù bao nhiêu đi chăng nữa cũng cố gắng khắc phục. Cho bị cáo được sống chờ đến ngày minh oan cho bị cáo. Bị cáo trung thành với xã hội, yêu cuộc sống, yêu gia đình rất nhiều. Một lần nữa xin tha tội cho bị cáo đã để xảy ra sai phạm này”.

Bị cáo Mai Văn Phúc tiếp tục khẳng định mình bị oan, mong HĐXX xem xét cho bị cáo, người trọn đời gắn bó với ngành hàng hải. Mong HĐXX thật sự khách quan.

Còn bị cáo Trần Hải Sơn thì nói: “Hai lời khai của anh Dũng và anh Phúc trước cơ quan điều tra và trước tòa xác nhận việc chia khoản tiền 1,666 triệu USD đổ lỗi cho nhau, đổ lỗi cho người khác. Bị cáo khai đúng những gì bị cáo biết và xác nhận những nội dung lời khai. Bị cáo đã nhận thức được sai phạm của mình, bị cáo mong muốn gia đình và người thân sẽ giúp bị cáo khắc phục được một phần hậu quả. Mong HĐXX cá thể hóa hình phạt, để có mức án đúng người, đúng tội. Vụ án có hai mức án cao nhất của anh Dũng và anh Phúc, mong HĐXX có mức án để các anh có thể nhờ…”

Các bị cáo còn lại đều xin giảm nhẹ hình phạt, giảm tiền bồi thường để sớm được trở về với gia đình.

Sau lời sau cùng, HĐXX tuyên bố nghỉ nghị án. Dụ kiến 14 giờ ngày mai (25-4), Tòa sẽ tuyên án.

 

Bị cáo Mai Văn Phúc (đứng hàng đầu áo xanh) nói trước tòa rằng mình không đội trời chung với bị cáo Dương Chí Dũng (đứng hàng đầu áo trắng)
Bị cáo Mai Văn Phúc (đứng hàng đầu áo xanh) nói trước tòa rằng mình "không đội trời chung" với bị cáo Dương Chí Dũng (đứng hàng đầu áo trắng)

 

Mai Văn Phúc: Không đội trời chung với Dương Chí Dũng

Trước đó, trong chiều 24-4, các bị cáo được quyền có ý kiến về phần bào chữa cho mình. Bị cáo Dương Chí Dũng đề nghị tự bào chữa nhưng cho biết bản thân đồng ý quan điểm các luật sư đưa ra, không thanh minh, không tranh luận gì thêm với đại diện cơ quan công tố.

Còn bị cáo Mai Văn Phúc, Cựu Tổng giám đốc Vinalines, tiếp tục phủ nhận vai trò của mình trong vụ án, với lý do dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam đã khởi động 14 tháng trước đó. Vai trò của Mai Văn Phúc theo đó chỉ là “kế thừa” việc đã rồi.

Một lần nữa, bị cáo Phúc chối việc nhận tiền từ Sơn và lý luận rằng Sơn khai ra Hà Nội công tác vào ngày 29 Tết nhưng kết quả xác minh không có chuyến bay nào có Sơn đi lại những ngày đó. Công việc tại Vinalines cũng đã nghỉ hết vào ngày đó, không có gì để “ra công tác”.

Đáng chú ý, bị cáo Phúc nói thêm: “Bị cáo với Dương Chí Dũng không đội trời chung thì chắc không thể bàn bạc, làm chuyện gì được. Vậy xin cứu xét điểm này”.

 

Mai Văn Phúc: Tôi không đội trời chung với Dương Chí Dũng - Ảnh chụp qua màn hình
Mai Văn Phúc: Tôi không đội trời chung với Dương Chí Dũng - Ảnh chụp qua màn hình

 

Dù vậy, trước khi phiên tòa bắt đầu, được dẫn giải vào phòng xét xử, ông Dương Chí Dũng vui vẻ bắt tay, trò chuyện với các luật sư. Thấy bị cáo Mai Văn Phúc được đưa vào phòng xét xử, ông Dũng lịch sự quay ra bắt tay người đồng phạm.

Các bị cáo Trần Hữu Chiều, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương đều phủ nhận vai trò của mình trong việc cố ý làm trái.

Nhóm bị cáo là cán bộ chi cục hải quan Vân Phong, gồm Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng đồng nhất quan điểm “nhờ” luật sư, không có ý kiến thêm.

Đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư, bị cáo, chiều 24-4, đại diện VKS tái khẳng định: Về lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn, dù các luật sư cho rằng chỉ là một chiều, song kiểm sát viên cho rằng lời khai này phù hợp, được củng cố bằng rất nhiều các chứng cứ, lời khai của nhân chứng khác.

Với đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại, điều tra cả những thông tin từ Nga, Singapore nhưng VKS cho thấy những chứng cứ thu thập được đủ điều kiện chứng minh tội phạm. Còn vấn đề tương trợ tư pháp nếu thực hiện được sau này thì tốt, có thể làm rõ thêm. Việc chuyển tiền 1,666 triệu USD về là có thật, không phải dựng lên.

Việc bồi thường của Mai Văn Phúc, do số tiền nhỏ so với hành vi của bị cáo nên VKS vẫn không áp dụng khoản 1 Điều 46 như một tình tiết giảm nhẹ cho Phúc được.

Đối đáp quan điểm tranh luận về việc ụ nổi có phải là tàu biển, đại diện VKS không đồng ý đây là tình tiết quan trọng liên quan đến việc đánh giá trách nhiệm của các bị cáo trong vụ án. Kiểm sát viên dẫn ra luật Hàng hải, ụ nổi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển nên phải được áp quy định quản lý như với một tàu biển.

Kiểm sát viên lập luận: “Nếu không như thế thì việc mua về một cục sắt cũ nát như thế đem về không biết đổ đi đâu mà lại không ai có tội không ai chịu trách nhiệm thì vô lý quá”.

Do vậy, VKS khẳng định bảo lưu quan điểm truy tố của mình.

 

Đại diện VKS bảo lưu quan điểm truy tố các bị cáo - Ảnh chụp qua màn hình
Đại diện VKS bảo lưu quan điểm truy tố các bị cáo - Ảnh chụp qua màn hình

 

Đại diện VKS cũng cho hay, về bản tuyên thệ trước pháp luật của ông Goh Hoon Seow (Giám đốc Công ty AP, đơn vị môi giới bán ụ nổi 83M) đã thừa nhận mình là giám đốc AP; có quan hệ với Dương Chí Dũng trước đó; thừa nhận đã tham gia cuộc khảo sát của cán bộ Vinalines tại Nakhodka (Nga). Do đó nhân vật này thừa nhận giá chào bán khi đó chỉ là dưới 5 triệu USD, chỉ chênh giá tiền do việc giao hàng tại Nga hay tại Việt Nam.

Tỏ ra bức xúc về phần trả lời của VKS, luật sư Trần Đình Triển cho rằng VKS không đọc kỹ bản tuyên thệ của ông Goh Hoon Seow khi không trích rõ nội dung ông Goh khai: “Tôi chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng về việc bán ụ nổi 83M. Tôi cũng chưa từng liên hệ hay trao đổi với ông Phúc, cựu Tổng giám đốc Vinalines, về việc mua bán ụ nổi 83M này”.

Luật sư Triển khẳng định có thể chứng minh được việc một mình Trần Hải Sơn “ăn trọn” cả 1,666 triệu USD. Ông Triển dẫn chứng thêm rằng bị cáo Sơn khai chưa từng liên hệ với ông Goh nhưng luật sư đưa ra được 9 văn bản, mail trao đổi để cuối cùng đưa ra giá 9,1 triệu USD song không được VKS xem xét.

Luật sư Triển đặt vấn đề: “Chứng cứ đâu để nói đoàn khảo sát đi Nga biết giá của ụ nổi 83M là dưới 5 triệu USD? Chỉ đạo của Dũng, Phúc yêu cầu mua bằng được ụ nổi này qua công ty AP? Chứng cứ đâu? Ông Goh tác động với Dũng, Phúc để ủng hộ mua ụ nổi. Chứng cứ đâu?”.

Cùng lên tiếng sau đó, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt câu hỏi, 1,666 triệu USD là có thật nhưng khoản tiền có ở đâu, ai đàm phán, ai thỏa thuận là vấn đề bản chất cần làm rõ.

Luật sư Thiệp tiếp tục: “Tại sao các tài liệu luật sư Trần Đình Triển đưa ra không được VKS nhắc đến, phải chăng là VKS không đọc? Chúng tôi đưa ra những mâu thuẫn giữa những lời khai của bị cáo Sơn về thời gian, địa điểm đưa tiền cho Phú. Tại sao VKS không phản bác? Phải chăng là VKS đồng tình với quan điểm của chúng tôi?”.

Luật sư Hoàng Huy Được cũng khẳng định sau đó, bản luận tội không thêm được chi tiết nào mới từ phiên xử này mà vẫn nguyên những căn cứ cũ nêu lại.

 

Luật sư Nguyễn Đình Hưng (bìa phải) cho rằng số tiền 1,66 triệu USD mà các bị cáo chia chác là trục lợi bất chính, nên không thể là tội tham ô tài sản - Ảnh chụp qua màn hình
Luật sư Nguyễn Đình Hưng (bìa phải) cho rằng số tiền 1,66 triệu USD mà các bị cáo "chia chác" là trục lợi bất chính, nên không thể là tội tham ô tài sản - Ảnh chụp qua màn hình

 

"Chia chác" 1,666 triệu USD không phải là tham ô?

Sáng 24-4, luật sư Nguyễn Đình Hưng (bào chữa cho bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) đánh giá hành vi của tội tham ô, hồ sơ vụ án không thấy chứng cứ khách quan của tội này ngoại trừ khoản tiền 1,666 triệu USD được gửi về Việt Nam và các bị cáo đã chia nhau.

Theo luật sư Hưng, bản án nhận định xuất phát từ hợp đồng mua ụ nổi 9 triệu USD, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã thanh toán xong số tiền. Số tiền đó đã thoát ra khỏi Vinalines và qua sổ sách chứng từ không thấy quay trở lại. Số tiền tham ô đó trong 9 triệu USD, nằm trong tội cố ý làm trái, vậy thì không thể nằm trong tội tham ô được nữa.

Luật sư Hưng cho rằng 1 hành vi khách quan được xác định cho 2 tội danh là không có cơ sở. Khoản tiền các bị cáo chia nhau là trục lợi bất chính từ hành vi cố ý làm trái. Theo Luật sư Hưng, về hậu quả của tội phạm, các tài liệu kết luận thiệt hại của vụ án này là hơn 366 tỉ đồng. Về mặt logic, số tiền 1,666 triệu USD nằm trong 9 triệu USD đã được Vinalines chuyển đi khi mua ụ nổi. Nếu số tiền này đã tính vào tiền tham ô thì phải trừ vào hậu quả của tội cố ý làm trái cho các bị cáo.

 

Bị cáo Dương Chí Dũng trông vẻ thẫn thờ ngồi chờ bắt đầu phiên xét xử ngày 24-4 - Ảnh chụp qua màn hình
Bị cáo Dương Chí Dũng trông vẻ thẫn thờ ngồi chờ bắt đầu phiên xét xử ngày 24-4 - Ảnh chụp qua màn hình

 

Cũng trong buổi sáng 24-4, các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo cán bộ hải quan Vân Phong tập trung vào các quy định pháp lý đã chứng minh ụ nổi không phải là tàu biển nên các bị cáo không có tội.

Theo các luật sư, cơ quan công tố nói ụ là tàu, các cơ quan chuyên môn nói ụ không phải là tàu thì cần làm rõ. Rà soát toàn bộ quy định pháp luật trong hải quan, các bị cáo nguyên là cán bộ hải quan không có hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, lấy căn cứ nào để quy kết tội cho các bị cáo hải quan, bắt các bị cáo này phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Luật sư Nguyễn Chiến kiến nghị hủy án sơ thẩm để chờ sự trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật - kết luận việc ụ nổi có là tàu biển hay không.

Buổi sáng đã kết thúc phần tranh tụng tại toà. Dự kiến buổi chiều đại diện Viện kiểm sát sẽ đối đáp lại phần bào chữa của các luật sư.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo