xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Tắc” nhiều vụ buôn động vật hoang dã

Phạm Dũng

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu khu vực về luật pháp liên quan đến động vật hoang dã nhưng việc xử lý còn nhiều khúc mắc

Từ năm 2012 đến nay, VKSND 2 cấp tại TP HCM đã thụ lý 26 vụ án với 39 bị can liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD). Trong số 18 vụ đã được giải quyết thì hiện còn 8 vụ đang bị “tắc” do không định giá được hàng phạm pháp và nhiều vấn đề khác như văn bản pháp luật chồng chéo.

Không định giá được

Cụ thể, Vũ Trùng Dương vận chuyển 35 khoanh ngà voi cắt khúc, trọng lượng 22,9 kg nhập cảnh Việt Nam và bị hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện, lập biên bản. Ngày 17-3-2015, Công an TP HCM khởi tố vụ án “Vận chuyển hàng cấm” nhưng sau đó ra quyết định tạm đình chỉ.

Đinh Văn Sơn vận chuyển 6 khúc sừng tê giác châu Phi có trọng lượng gần 5 kg nhập cảnh từ Pháp về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và bị phát hiện, tạm giữ. Ngày 24-5-2015, Công an TP HCM khởi tố vụ án nhưng sau đó cũng ra quyết định tạm đình chỉ. Theo Công an TP HCM, tạm đình chỉ vì đối tượng vận chuyển thuê và hàng phạm pháp là ngà voi không định giá được.

Ngoài 2 dẫn chứng trên, hàng loạt vụ bị phát hiện vận chuyển sừng tê giác, ngà voi, thú quý hiếm nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định không khởi tố vụ án. Theo VKSND TP HCM, các vụ việc này đều phải chờ kết quả giám định trị giá hàng phạm pháp.

Bộ Luật Hình sự quy định hàng hóa phải có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên mới xử lý hình sự tội “Buôn lậu” hoặc “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng phải bị xử lý hành chính về các hành vi này trước đó. Do đó, kết quả giám định của hội đồng định giá trong tố tụng hình sự sẽ là căn cứ để xử lý đối với hành vi vi phạm và để tránh kéo dài thời gian giải quyết nên cơ quan điều tra đã ra quyết định không khởi tố hoặc tạm đình chỉ giải quyết các vụ án liên quan đến sản phẩm ĐVHD.

Gấu ngựa được nuôi dưỡng tại khu bán hoang dã của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt NamẢnh: Thùy Trinh
Gấu ngựa được nuôi dưỡng tại khu bán hoang dã của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt NamẢnh: Thùy Trinh

Thuật ngữ “đá” nhau

Hiện nay, nhiều khái niệm và thuật ngữ không thống nhất như “loài quý hiếm”, “loài nguy cấp”, “loài bị đe dọa”… Việc sử dụng thuật ngữ không thống nhất dễ gây hiểu lầm và khó khăn trong việc xử lý cũng như không thống nhất quan điểm, đường lối xử lý của các cơ quan tố tụng. Ngoài ra, hành lang pháp lý về quản lý cũng như xử lý vi phạm về bảo vệ ĐVHD chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, một số văn bản cho phép nuôi các loại ĐVHD, quý hiếm nhưng việc quản lý kinh doanh thương mại các loài này không cụ thể.

Theo các chuyên gia pháp lý, các nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; tiêu chí xác định loại và chế độ quản lý loài thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thì tại danh mục động vật không có quy định về loài tê giác 2 sừng châu Phi (tên khoa học là Diceros Bicomis) và voi châu Phi (Loxodonda Africana) mà chỉ quy định về loài tê giác một sừng (Rhinoceros Sondaicus) và voi (Elephas maximus).

Một khó khăn nữa đối với các cơ quan thực thi pháp luật là quy định tại các nghị định, thông tư liên tịch chồng chéo, không thống nhất. Cụ thể, theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì việc săn bắt, bẫy, nuôi trái phép tê tê Java chỉ bị xử lý hành chính. Trong khi đó, cũng hành vi này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý hình sự tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Chưa kể, công tác định giá sản phẩm được chế tác từ ĐVHD còn gặp nhiều bất cập vì đây là hàng hóa cấm kinh doanh nên không có giá tham khảo, tham chiếu, không thể trưng cầu giám định và chưa có văn bản hướng dẫn.

Từ những bất cập này, VKSND TP HCM đã kiến nghị nâng mức hình phạt đối với các đối tượng phạm tội, có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xử lý các đối tượng; không cần quy định giá trị tiền đối với loài ĐVHD cũng như sản phẩm; cần có tiêu chí và khái niệm rõ ràng về các loài quý hiếm, hiếm, cũng như định nghĩa cụ thể thế nào là quý, hiếm vì thực tế có nhiều loài quý nhưng không hiếm và hiếm nhưng không quý.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Tuấn Bendixen, Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam, cho biết thực trạng nuôi nhốt, buôn bán và tiêu thụ ĐVHD cũng như các sản phẩm của chúng diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, quy mô đa dạng với nhiều mục đích khác nhau như dùng làm thực phẩm, dược phẩm, thú cảnh, thuộc da, lưu niệm…

Việt Nam là nơi tiêu thụ, nơi cung cấp và cũng là thị trường trung gian trong chuỗi buôn bán ĐVHD tại khu vực. Chúng ta đã quá quen với việc thấy ĐVHD bị nhốt trong các chuồng, cũi tại vườn thú, các trang trại. Hãy thay đổi cách suy nghĩ của cộng đồng về ĐVHD và sẽ thấy chúng cần được bảo vệ như thế nào” - PGS-TS Tuấn Bendixen nhấn mạnh.

Thực thi pháp luật không đồng bộ

Theo PGS-TS Tuấn Bendixen, pháp luật Việt Nam đã có những điều luật rất rõ ràng và khá toàn diện liên quan đến ĐVHD. Tuy nhiên, việc áp dụng và cách thức thực thi luật không đồng bộ tại nhiều địa phương. “Trước đây, khi phát hiện và kiến nghị xử lý những trường hợp gấu nuôi không có nguồn gốc hợp pháp và báo cho các cơ quan chức năng thì chúng tôi cũng gặp những trường hợp cơ quan chức năng không muốn xử lý. Lúc đó, những lý do như không có bằng chứng săn bắt hoặc buôn bán trái phép đã được đưa ra...” - PGS-TS Tuấn Bendixen nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo