xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tâm sự của người tù oan, chịu điều tiếng 21 năm trời

Bài, ảnh: Hoàng Minh

(NLĐO) - Tiền bồi thường oan sai cùng với việc công khai xin lỗi của cơ quan tố tụng không đủ để người tù oan 21 năm “"đổi đời”. Nghèo khó vẫn hoàn nghèo khó

Trưa 16-2, chúng tôi trở lại thăm ông Phan Văn  Lá (49 tuổi, ngụ ấp 8, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) - người mang án tù kéo dài suốt 21 năm mới được khôi phục lại quyền lợi, tự do và nhận lời xin lỗi  từ cơ quan tố tụng vào ngày 23-9-2015. Trong khi  mọi người còn chúc mừng nhau thì ngày 12-2 (mùng 5 Tết) ông Lá đã phải ra đồng kiếm cơm. Bởi số tiền được bồi thường oan sai chẳng thấm vào đâu.

Gương mặt rám nắng, hai bàn tay chai sạn, vẻ lam lũ của nông dân chính gốc, sức lao động của ông Lá thuộc hàng nổi tiếng ở vùng đất này. Hết vụ chăm sóc thanh long thuê, ông xin làm phụ hồ cho các công trình xây dựng dân dụng ở một số địa phương lân cận.


Ông Lá cười đó nhưng lòng vẫn còn héo úa sau 21 năm bị điều tiếng oan

Ông Lá cười đó nhưng lòng vẫn còn héo úa sau 21 năm bị điều tiếng oan

Ông không kể chuyện đã qua nhưng vợ ông vẫn nhớ rất rõ quãng thời gian 21 năm làm thân phận bị can. “Tội nghiệp ba tụi nó, do mang thân phận bị can nên đi đâu ổng cũng e dè, đầy mặc cảm. Công chuyện mưu sinh cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Tội nhất là khi có đám tiệc, nhiều người còn to nhỏ nói ông là tội phạm ở xã này”- vợ ông Lá nói thay cho chồng.

Nỗi hàm oan đó, vợ chồng ông Lá đã kiên trì làm đơn gửi các cơ quan tố tụng, tỉnh ủy, UBND tỉnh và cả trung ương để xem xét đề nghị hủy thân phận bị can và phải xin lỗi, bồi thường công khai.

Tưởng chừng tiếng kêu vô vọng, nhưng cuối cùng công lý đã được thực thi. Nhà nước công khai nhận sai và bồi thường 300 triệu đồng. “Cái ngày họp công bố quyết định mình không còn nước mắt để khóc suốt mấy chục năm dài dăng đẳng” - ông Lá nói.

Có tiền, thấy đứa con thất nghiệp, ông hỗ trợ 60 triệu đồng mua dàn âm thanh để phục vụ nhạc sống cho đám tiệc, trả tiền vay mượn lúc ông và vợ bệnh đau, còn gần 200 triệu đồng, ông gửi ngân hàng. Ra giêng, ông sẽ rút tiền để sửa chữa căn nhà vách lá, mái tole đang xuống cấp trầm trọng. “Sữa nhà xong coi như hết đứt số tiền oan sai”- ông Lá rơm rớm nước mắt.

Tuy nhiên, ông Lá cũng tự an ủi: Mình nghèo quen rồi, công việc phải lo làm ăn. Tết nghỉ mấy ngày là đủ nên ra đồng sớm tạo thêm thu nhập và tích lũy chút ít cho tuổi xế chiều.

Theo ông Lá, nghèo vẫn hoàn nghèo nhưng được cái điều ước của ông đã thành sự thật. Đó là việc ông không còn tự ti, mặc cảm, cuộc sống phía trước vẫn còn muôn vàn khó khăn nhưng với nghị lực phi thường vượt qua đói khổ, ông đã làm lại cuộc đời mình và để cho người đời biết mình là kẻ vô tội với bản án “từ trên trời” áp xuống cho ông.

"Nỗi oan thấu trời"

Theo hồ sơ, tháng 7-1991, ông Phan Văn Lá và hai em trai Phan Văn Tân (SN 1976), Phan Văn Châu (SN 1978), ngụ xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, bị Công an huyện Châu Thành khởi tố, bắt tạm giam về tội hủy hoại tài sản XHCN theo Điều 138 BLHS 1985.

Ngày 20-11-1991, Công an huyện Châu Thành kết luận điều tra đề nghị truy tố Phan Văn Lá, Phan Văn Tân và Phan Văn Châu về hành vi lén lút cắt 68m dây điện thuộc đường dây điện chung tại ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, vào đêm 21, sáng ngày 22-7-1991.

Sau 2 tháng tạm giam, cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành đình chỉ điều tra đối với hai người em. Ngày 28-12-1991, TAND huyện Châu Thành mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt ông Lá 4 năm tù giam về tội hủy hoại tài sản XHCN. Ông Lá kháng cáo kêu oan.

Ngày 5-9-1992, TAND tỉnh Long An mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và hủy bản án sơ thẩm trên của TAND huyện Châu Thành để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.

Lý do, Phan Văn Tân và Phan Văn Châu là vị thành niên nhưng trong quá trình điều tra không có người giám hộ; đồng thời chưa đủ chứng cứ buộc tội Phan Văn Lá và lời khai của những người liên quan, người làm chứng có nhiều mâu thuẫn. Hồ sơ vụ án được giao lại cho cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành.

Ngày 15-12-1992, VKS huyện Châu Thành quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với Phan Văn Lá.

Kể từ đó, chẳng ai đề cập đến vụ việc này và cứ thế ông vẫn mang thân phận bị can. Mãi đến ngày 15-8-2012 (21 năm sau), ông Phan Văn Lá làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan tố tụng huyện Châu Thành, yêu cầu đưa vụ án của ông ra xét xử.

Sau khi các cơ quan tố tụng họp bàn, đến ngày 12-9-2013, cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành mới ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông.

 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo