xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả "nợ kiếp", cắt "tiền duyên"

Hoàng Quyết (NTNN)

Cùng với sự bùng nổ của các hoạt động mùa lễ hội, hoạt động của những người đi cắt "tiền duyên" cũng trở nên tấp nập, nhộn nhịp, muôn hình muôn vẻ...

Muộn gia đình vì..."tiền duyên"

Một cô gái ngoài tuổi 30 mà chưa lấy chồng, một người đàn ông có đến cả chục người tình mà chưa kết duyên cùng ai; vợ một anh nhà giàu nứt đố đổ vách mà ngót mười năm chung sống vẫn chưa có lấy một mụn con để tay bế tay bồng... Có cả nghìn lẻ một lý do để người ta tìm đến các bà đồng, thầy thống (thầy cúng) hay pháp sư để "giải" nỗi phiền muộn. Đó cũng là điều kiện lý tưởng để các điện, các phủ đồng mọc lên khắp nơi trong thiên hạ. Theo các thầy thống cô đồng thì "tiền duyên" có nghĩa là người đang sống bị người ở cõi âm theo đuổi. "Nợ kiếp" là ở kiếp trước, người ta ăn gian nói dối nên sang kiếp này phải trả những món nợ đó. Vì thế, người nào cũng có cái cần phải cắt và ai cũng có thứ cần phải trả cho kiếp trước. Tuy nhiên, trước khi cắt "tiền duyên" thì phải trả "nợ kiếp"; để thuận tiện thì hai lễ này thường được gộp lại để thầy... làm luôn cho gọn.

Sau cả một ngày cúng bái, chặt chém (chặt cầu để cắt "tiền duyên") Thầy Quang (71 tuổi, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) mới ngơi tay pha ấm trà nóng, lúc đó cũng là đã nửa đêm của Tết Nguyên  tiêu (rằm tháng giêng). Thầy bảo: Theo sách tử vi thì từ 13 tuổi, nam nữ đã có thể đi cắt "tiền duyên". Căn cứ vào hàng "can", hàng "chi" của người có năm sinh tương ứng mà thầy sẽ giải ra các khoản "nợ kiếp" cần phải trả. Thầy Quang còn cho biết, có cô gái phải đi cắt "tiền duyên" tới 3 lần, chỉ vì kiếp trước, cô có tới 3... đời chồng!

Cắt "tiền duyên" kiểu hiện đại

Trước đây, để cắt "tiền duyên", người được cắt phải ngồi đồng và úp 7 cái chén trên đĩa. Khi nào lên đồng mà mở đúng tên thì việc cắt mới được linh ứng ... Nhưng nay, những người đi cắt bận rộn quá, thậm chí nhiều người... nhờ người nhà đi hộ, vì thế lễ cắt "tiền duyên" cũng đơn giản và gọn nhẹ hơn, chỉ cần sắm đủ đồ lễ theo hướng dẫn của thầy. Thường thì người muốn cắt "tiền duyên" phải đến điện, đến phủ chứ ít khi ra đền ra chùa để làm việc đó vì theo quan niệm của nhà Phật, người tu hành không được phép rẽ duyên của người khác. Đó là lý do để hầu hết các điện, các phủ của các cô đồng, thầy thống, tự do mọc lên đều "sống được". Thậm chí ở những vùng nông thôn xa thành phố, có "phủ" bỗng trở nên nổi đình nổi đám, người ra kẻ vào tấp nập, gây rất nhiều phiền phức cho đời sống lành mạnh của người dân xung quanh như phủ cô Tuyết (Thuận Thành, Bắc Ninh), điện cậu Cả (Hưng Yên). Thậm chí có nơi, chỉ trên bán kính 3 km đã có tới trên chục "cô", "cậu" mở điện, mở phủ hành nghề...

Mất tiền, liệu có tình?

Cuối câu chuyện với thầy Quang, chúng tôi hỏi: " Theo thầy, những người đi cắt "tiền duyên" liệu có tìm được hạnh phúc như mong muốn?". Thầy Quang trầm ngâm bảo: "Điều đó thật không dám chắc. Con người dường như ai cũng có một số phận. Tôi có sách gia truyền, có nghề từ tổ tiên để lại, tôi cũng chỉ biết cúng theo sách mà thôi...". Việc cắt "tiền duyên" thật ra cũng chỉ là một "giải pháp tinh thần" mà những người có tâm tư tìm đến, còn thực tế lại hoàn toàn khác. Một số vị tăng ni còn cho biết, chính vì sự mơ hồ của người dân mà nhiều kẻ bất lương đã mượn cửa mê tín để cúng bái bậy bạ, nhằm trục lợi. Bởi để  chi phí cho một lễ cắt "tiền duyên", người được cắt phải bỏ ra từ 300.000 - 700.000 đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo