xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VKS đề nghị xem xét trường hợp ông Trần Bắc Hà

Bài và ảnh: Phạm Dũng

(NLĐO) – Mặc dù đã triệu tập nhiều lần nhưng lãnh đạo BIDV vẫn vắng mặt nên đại diện VKS đã yêu cầu áp giải đến tòa và đề nghị xem xét trường hợp ông Trần Bắc Hà

Ngày 13-1 (phiên xử ngày thứ năm), TAND TP HCM tiếp tục làm rõ các khoản tiền vay trong vụ án xét xử ông Trầm Bê (SN 1959, nguyên Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Sacombank), Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và 44 đồng phạm khác về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Yêu cầu áp giải lãnh đạo BIDV

HĐXX, đại diện VKSND TP HCM cùng các luật sư truy vấn số tiền 4.700 tỉ đồng mà VNCB dùng 12 công ty vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đại diện VKSND TP HCM giữ quyền công tố tại tòa cho biết ông Trần Bắc Hà bị ung thư gan từ năm 2012, đã điều trị nhiều năm qua.

VKS đề nghị xem xét trường hợp ông Trần Bắc Hà - Ảnh 1.

Bị cáo Phan Thành Mai khai trước tòa

Tuy nhiên theo đơn gửi HĐXX, ông Hà đi tái khám vào ngày 8-1, trùng ngày mở phiên tòa này, vì vậy đại diện VKSND TPHCM xin phép kiểm tra tại cục xuất nhập cảnh nhằm làm rõ việc ông Hà có đi điều trị tại nước ngoài hay không? 

VKSND TP HCM yêu cầu áp giải các lãnh đạo BIDV đến tòa để vụ án được xét xử một cách khách quan, công bằng. Bởi vì, TAND TP HCM đã triệu tập nhiều lần nhưng những người này vẫn vắng mặt không lý do.

Riêng ông Trần Lục Lang (Phó Tổng Giám đốc BIDV) không có bệnh án chỉ có sổ khám bệnh và đơn thuốc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định không thấy có dấu hiệu bệnh hiểm nghèo hay không. Ông Trần Lục Lang không gặp khó khăn về sức khỏe cũng như cản trở gì để tham dự phiên tòa. Vì vậy đề nghị triệu tập những người này tới tham dự phiên tòa.

Mời em trai Phạm Công Danh đến tòa

Mặc dù tòa đã triệu tập từ đầu tuy nhiên đến ngày xử thứ 5, em trai ông Phạm Công Danh là ông Phạm Công Trung mới có mặt.

Trả lời HĐXX, ông Trung cho biết từ tháng 11-2014, ông được anh trai là ông Danh ủy quyền làm tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh. Còn làm việc tại VNCB từ năm 2012, đảm nhiệm chức vụ  phó giám đốc phụ trách hành chính - nhân sự. Sau khi ông Danh bị khởi tố thì ông Trung xin nghỉ việc.

Liên quan tới gói 4.700 tỉ đồng từ BIDV, ông không tham gia. 

VKS đề nghị xem xét trường hợp ông Trần Bắc Hà - Ảnh 2.

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo

Sau này khi vụ án bị phát hiện thì ông Trung mới biết ông Danh nhờ nhân viên bảo vệ, rửa xe làm giám đốc. Ông không tham gia trực tiếp vào hoạt động của những công ty này. Thời gian đó ông Trung chỉ tới thăm ông Danh với danh nghĩa anh em.

Ông Trung cho rằng mọi việc luôn nghĩ ông Danh thành lập công ty là làm việc tốt, tuy nhiên trong quá trình làm việc xảy ra sai sót nên mới để xảy ra tình trạng như ngày hôm nay.

Ông Lưu Trung Kiên (Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn từ tháng 4- 2014 trước đó là nhân viên VNCB), cho biết lúc vay vốn gói 4.700 tỉ đồng từ BIDV thì ông làm theo yêu cầu của lãnh đạo VNCB. Cụ thể ông được đưa hợp đồng mẫu dựa vào bảng số liệu của Mai Hữu Khương (Phó Tổng Giám đốc VNCB) cung cấp để làm thành hợp đồng cuối cùng, còn soạn bao nhiêu hợp đồng thì ông Kiên nói mình không nhớ. Khi cơ quan điều tra mời ông Kiên lên làm việc thì ông mới biết những hợp đồng trên là giả do những hợp đồng này đều có đóng dấu.

Còn về trách nhiệm của mình ông Kiên cho rằng mình là người làm công ăn lương chỉ làm theo chỉ đạo không được hưởng lợi gì.

Nguyễn Thị Thu Hương (nhân viên kế toán Tập đoàn Thiên Thanh) trong thời gian làm hồ sơ vay 4.700 tỉ của BIDV thì bà Hương nói mình không tham gia chỉ tới khi giải ngân do nhân viên ngân hàng ít người nên bà mới đứng tên giải ngân giúp.

Còn việc nhận tiền từ đâu tới thì bà Hương nói không nhớ và chuyển đến một số tài khoản ngân hàng khác làm theo yêu cầu của cấp trên. Khi làm việc này thì bà Hương nói chỉ giúp mọi người làm ủy nhiệm chi đây là công việc hết sức bình thường.

Luật sư Phan Trung Hoài hỏi ông Phạm Công Danh vì sao phải tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỉ lên 7.500 tỉ đồng? Ông Danh trả lời do áp lực thanh khoản chăm sóc khách hàng, mặt khác bị ngân hàng nhà nước ép tăng vốn điều lệ nên mới làm sai.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo