xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trọng dụng nhân tài

Thanh Nhân

Không hề định kiến với đội ngũ trí thức chế độ cũ, TP HCM rất trọng dụng họ và cũng nhờ họ mà nhiều đường hướng làm ăn mới đã mở ra, đưa thành phố phát triển nhanh hơn

Tiêu biểu của đội ngũ trí thức đó phải kể đến nhóm thứ sáu, tiền thân là nhóm nghiên cứu kinh tế chuyên đề quận 5.

Đóng góp lớn của nhóm thứ sáu

Những năm TP HCM xé rào mạnh mẽ, ông Phan Chánh Dưỡng (lúc đó là Giám đốc Công ty Cholimex, quận 5) tập hợp anh em trí thức cũ làm một số dự án phát triển các mặt hàng xuất khẩu của Cholimex. 

Tiếng lành đồn xa, nhiều trí thức giỏi ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh tế… tại TP HCM cũng lui tới, sinh hoạt với nhóm. Các chuyên gia kinh tế - tài chính Huỳnh Bửu Sơn, Lâm Võ Hoàng… thông qua ông Trần Bá Tước (lúc đó là Phó Giám đốc Công ty Cholimex) gia nhập nhóm; rồi Hoàng Thọ Châu, Ba Thợ Tiện, Hồ Xích Tú, Nguyễn Văn Tư… cũng về sinh hoạt chung.

Năm 1986, được sự đồng ý của Bí thư Thành ủy Võ Trần Chí, Ban Kinh tế Thành ủy ra văn bản xác nhận “Nhóm nghiên cứu kinh tế chuyên đề quận 5 - Cholimex” với 24 thành viên. Ông Huỳnh Bửu Sơn nhớ lại: Lúc đầu, nhóm họp mỗi tối thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần; thời gian sau, mỗi người một việc, bận rộn hơn nên thống nhất gặp nhau tối thứ sáu. Tên gọi nhóm thứ sáu ra đời từ đó.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát đường Trường Sơn cùng nhóm thứ sáu Ảnh: tư liệu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát đường Trường Sơn cùng nhóm thứ sáu Ảnh: tư liệu

Mặc dù nhóm hoạt động không chính quy nhưng rất được thành phố quan tâm, ủng hộ. Theo ông Phan Chánh Dưỡng, các vị lãnh đạo thành phố, các chuyên viên cùng trợ lý của ông Võ Văn Kiệt (khi ấy là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng) thỉnh thoảng dự họp với nhóm. 

“Chúng tôi đã thực sự có được cơ hội đối thoại trực tiếp với các vị lãnh đạo cao nhất của TP HCM, các chuyên viên cao cấp gần gũi với lãnh đạo trung ương. Và cũng chính nhờ không khí cởi mở ấy mà anh em đã mạnh dạn đề xuất nhiều ý tưởng sáng tạo để giải quyết những khó khăn của nền kinh tế lúc bấy giờ” - ông Phan Chánh Dưỡng cho biết.

Năm 1985, nhà nước thực hiện chính sách giá - lương - tiền, nền kinh tế lâm vào cảnh xáo trộn, giá cả tăng từng ngày, tiền mặt khan hiếm… Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, Thành ủy, UBND TP HCM đặt hàng nhóm thứ sáu nghiên cứu biện pháp kéo giá xuống và khắc phục hậu quả chính sách này. Ông Huỳnh Bửu Sơn đã từng làm ở Ngân hàng Nhà nước và đang công tác ở một công ty xuất nhập khẩu của thành phố, có điều kiện tiếp cận số liệu nên được bầu làm chủ nhiệm đề tài. Đến tháng 3-1987, công trình nghiên cứu “Các biện pháp chủ động về tiền tệ, giá cả nhằm phát triển kinh tế” hoàn thành, trực tiếp báo cáo với lãnh đạo thành phố. 

Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ông Phạm Chánh Trực, kể lại: “Việc đổi mới còn rất mới mẻ, tôi đã viết thư tay giới thiệu nhóm thứ sáu ra Hà Nội gặp ông Võ Văn Kiệt trình bày đề tài này và được đánh giá cao”.

Sau ý kiến đột phá về giá - lương - tiền góp phần xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ, cản trở lưu thông hàng hóa trên toàn quốc, hàng loạt công trình nghiên cứu của nhóm đã góp phần hình thành nên chính sách của nhà nước song hành cùng sự phát triển của thành phố. Trong đó, phải kể đến những nghiên cứu, góp ý về chính sách hỗ trợ sản xuất, cải tổ hệ thống ngân hàng; nghiên cứu phát triển ngoại thương, các đề tài kinh tế vùng; đề án thành lập khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam (Tân Thuận) cũng như một số dự án đầu tư tại TP HCM giai đoạn đầu. Một số thành viên của nhóm như Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Bá Tước… sau này được ông Võ Văn Kiệt mời vào Tổ Tư vấn Cải cách Hành chánh và Kinh tế của Thủ tướng.

Đồng hành cùng TP HCM và đất nước

Lãnh đạo thành phố luôn theo sát và không quên khích lệ nhóm thứ sáu. Nhiều thành viên của nhóm tự nhận mình đã được nhiều cái lợi thật đặc biệt: được tự do tư duy, sáng tạo; tự do thảo luận, học hỏi lẫn nhau và được nói lên tiếng nói của mình trong những năm tháng không quên của lịch sử. 

Chuyên gia Lâm Võ Hoàng từng ví von: “Nhóm là trường đào tạo tại chức của tất cả anh em, không sót ai. Mỗi người đến với nhóm bằng số vốn nghề nghiệp “hồi môn”, cầm lo le để trình bày chứ không giao cho ai hết. Mỗi anh em như bức tranh xưa, mang trên mình không biết bao nhiêu ấn triện của nhau”.

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, lúc đỉnh điểm, mỗi buổi sinh hoạt của nhóm lên đến 25-26 người; thông thường thì trên 10 người. Nhóm hoạt động xoay quanh trục chính là ông Võ Văn Kiệt. Từ khi ông Kiệt rời thành phố ra trung ương, nhóm hoạt động ít hơn nhưng vẫn giữ liên lạc giữa nhiều anh em. Qua gần 30 năm, các thành viên của nhóm tuy không ai trở thành “đại gia” giàu có nhưng đều an nhiên, tự tại với cuộc sống riêng. 

Ông Phan Chánh Dưỡng chia sẻ rằng với anh em chuyên viên kinh tế nhóm thứ sáu, tuy mỗi người có cảnh ngộ rất khác nhau nhưng anh em đều có chung một tâm tư, đó là cùng trăn trở, lo âu cho vận mệnh, tương lai đất nước.

“Nhóm với nhiều cái không: không biên chế, không điều lệ, không vụ lợi, không chủ quản, không kinh phí… Anh em tuy có nghề nghiệp, kiến thức, hoàn cảnh cuộc sống khác nhau, kể cả những cán bộ lãnh đạo đã đến với nhóm, không bắt đầu từ những cái không mà chính từ một cái có. Đó là cái tâm, có tấm lòng lo âu trước thời cuộc, đất nước” - Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Trần Chí nhận xét.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 23-4

Kỳ tới: Đất lành của trí thức

Khát khao đưa đất nước vượt lên

“Tôi không để ý nhiều đến tên gọi cũng như những gì mà anh em cho là “cơ sở pháp lý” của “Nhóm thứ sáu” nhưng tôi luôn quý trọng tình cảm chân thành, thẳng thắn của anh em. Tôi cũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp của anh em về nhiều lĩnh vực trong suốt hơn 15 năm qua không phải vì tất cả những ý kiến đó đều mới mẻ, đúng đắn, khả thi. Có ý kiến, xét trên quan điểm tổng thể tầm quốc gia, chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tình hình nước ta. Có ý kiến cùng gặp nhau với kết quả nghiên cứu, đề xuất của những cơ quan, cá nhân khác nhưng tất cả đều xuất phát từ mong mỏi khát khao đưa đất nước vượt lên. Hơn nữa, đều là kết quả của cả một quá trình lao động trí tuệ, công quả, trong khi cuộc sống và công việc thường nhật của mỗi anh em còn không ít khó khăn”.

(Trích thư gửi nhóm thứ sáu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo