xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải đúng luật

PHẠM HỒ

PHÁP LUẬT.- Tháng 4-2003, Tòa Lao động – TAND TPHCM đã thụ lý vụ kiện giữa chị V.H.G và Công ty Nước giải khát Việt Nam (RC Cola). Chị G. khởi kiện vì bị cho nghỉ việc khi hợp đồng lao động (HĐLĐ) chưa hết hạn, phía công ty thì vin cớ chị G. đã nhận trợ cấp thôi việc nên “xem như” hai bên đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

 

Quy định của Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung:

. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi: Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc; không được trả công đầy đủ, đúng hạn; bị ngược đãi, cưỡng bức lao động; bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc; NLĐ bị ốm đau, tai nạn lao động đã điều trị quá thời hạn theo quy định đối với từng loại HĐLĐ... (Điều 37 BLLĐ)

. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi: NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải; bị ốm đau, tai nạn lao động đã điều trị quá thời hạn quy định mà chưa hồi phục; DN thu hẹp sản xuất do thiên tai, hỏa hoạn; DN chấm dứt hoạt động (Điều 38 BLLĐ)

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động và NLĐ đều phải báo trước theo quy định đối với từng loại HĐLĐ

Không tuân thủ trình tự, thủ tục

 HĐLĐ chị G. ký với công ty có thời hạn từ tháng 9-2002 đến tháng 9-2003 song đến tháng 3-2003, lấy lý do sắp xếp nhân sự, công ty thông báo cho chị G. nghỉ việc nhưng buộc chị phải viết đơn xin nghỉ và bàn giao công việc ngay trong ngày. Điều đáng lưu ý là dù chị G. không đồng ý viết đơn xin nghỉ việc nhưng quyết định của công ty vẫn ghi lý do nghỉ việc là “thuận theo đơn xin”. Chị G. nói: “Công ty không thể cho rằng tôi nhận trợ cấp thôi việc là đồng nghĩa với việc hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ”.

Ở Trung tâm Thương mại Bình Triệu, trong khi làm việc, một số nhân viên đã gây gổ với nhau, giám đốc trung tâm liền đuổi việc toàn bộ nhân viên tại đó. Khi vụ việc được khiếu nại đến cơ quan lao động quận Thủ Đức, công ty phải nhận lại các nhân viên. Còn Công ty Triumph (tỉnh Bình Dương) thì tự soạn thảo bản “thỏa thuận lao động” có thời hạn 6 tháng với quy định khi hai bên muốn chấm dứt quan hệ lao động, chỉ cần báo trước 1 ngày!

Khiếu nại vì hiểu sai luật

Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít trường hợp người lao động thiếu hiểu biết, đã gây khó khăn dù doanh nghiệp (DN) chấm dứt quan hệ lao động đúng luật. Tại một DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi – TPHCM, trên 50 công nhân (CN) đình công chỉ vì DN chấm dứt HĐLĐ đã hết hạn đối với 3 CN. Lý do CN đưa ra là vì lo ngại đến lượt họ hết hạn HĐLĐ cũng bị cho nghỉ việc. Chủ DN khuyến cáo: Sau này, nếu CN còn đình công vì lý do tương tự, DN sẽ khởi kiện CN ra tòa vì làm sản xuất đình trệ, hoặc sẽ xử lý kỷ luật vì CN tùy tiện ngưng việc. Tương tự, khi Công ty Sanofi Synthelabo cho một số CN hết hạn HĐLĐ nghỉ việc, họ đã khiếu nại đến các cơ quan chức năng yêu cầu bảo vệ quyền lợi. Dù đã được giải thích là trong trường hợp này, DN có quyền ký hoặc không ký tiếp HĐLĐ nhưng CN vẫn tiếp tục thắc mắc, khiếu nại. Còn ở Công ty Nước giải khát Bidrico (quận 11 - TPHCM), đầu năm 2003, khi công ty chuyển ra Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc - TPHCM, một số CN xin nghỉ việc vì lý do nhà xa đã được công ty giải quyết đầy đủ quyền lợi. Đến địa điểm mới được vài tháng, hàng chục CN lại tự ý bỏ việc, đi làm nơi khác để rồi hơn một tháng sau, trở lại công ty yêu cầu phải thanh toán trợ cấp thôi việc.

Các chuyên gia pháp luật lao động cho rằng, quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã được pháp luật quy định cụ thể. Vấn đề đặt ra là các bên tham gia quan hệ lao động phải hành xử đúng luật, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

 DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ

Bà Lê Thị Lệ, Giám đốc nhân sự công ty Bidrico:

Không trợ cấp thôi việc, vì CN đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật

Khi di dời cơ sở sản xuất ra ngoại thành, công ty đã tiên liệu khó khăn của cn về việc đi lại nên đã thông báo cụ thể và giải quyết đầy đủ quyền lợi cho CN xin nghỉ việc. Đối với những trường hợp đã làm việc ở cơ sở mới nhưng nghỉ việc với lý do chính đáng, công ty sẵn sàng giải quyết. Tiếc rằng CN không làm thế mà tự ý bỏ việc, gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Công ty không trợ cấp thôi việc vì đây là trường hợp  người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc công ty Hoàng Việt (quận 6 - TPHCM):

Làm sai nên thua kiện tại tòa

Trước đây, nhiều CN của công ty bị cho thôi việc khi chưa hết hạn HĐLĐ vì nhiều lý do. Công ty không ra quyết định, không thanh toán trợ cấp thôi việc nhưng cn không thắc mắc, khiếu nại nên nghĩ rằng đã làm đúng. Sau này, có một CN bị cho thôi việc đã kiện công ty ra tòa. Công ty thua kiện, phải nhận CN đó trở lại làm việc và bồi thường một số tiền khá lớn. Đây là bài học kinh nghiệm giúp chúng tôi luôn cẩn trọng và tuân thủ luật khi xử lý mọi việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo