xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương thấp, tranh chấp tăng

Bài và ảnh: Trường Hoàng

74 vụ tranh chấp tập thể với 38.714 người lao động tham gia và hầu hết các vụ tranh chấp đều yêu cầu tăng lương, phụ cấp

img
Một vụ ngừng việc yêu cầu tăng lương ở một doanh nghiệp tại TPHCM
“Từ đầu năm 2012 đến nay, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 74 cuộc tranh chấp lao động tập thể mà nguyên nhân chủ yếu liên quan đến tiền lương”. Ông Lê Trọng Sang, Phó Giám đốc Thường trực Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết như vậy tại buổi làm việc với Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội mới đây.

Tranh chấp gia tăng và lây lan

Theo ông Sang, 74 vụ tranh chấp tập thể có 38.714 người lao động (NLĐ) tham gia, trong đó  44 vụ xảy ra trong các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc và Đài Loan). Tranh chấp lao động tăng và có yếu tố lây lan cao do DN chưa thực hiện đúng thỏa thuận với NLĐ, vi phạm pháp luật lao động; nợ lương, nợ BHXH kéo dài. Ngoài ra, một số chủ DN người nước ngoài bỏ trốn, nhiều lao động bị mất việc dẫn đến bức xúc tụ tập đông người đòi giải quyết quyền lợi. Hầu hết các vụ tranh chấp đều yêu cầu tăng lương và phụ cấp.

Tại các KCX-KCN TP, nhiều DN chậm công bố thang bảng lương, xây dựng thang bảng lương nhưng không áp dụng, không nâng lương định kỳ cũng dẫn đến tranh chấp.  Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban Quản lý các KCX-KCN TP, cho biết điều này dẫn đến sự thiếu công bằng giữa NLĐ mới tuyển và NLĐ có thâm niên do DN áp dụng cùng mức lương.

Một vấn đề khác đã được ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, chỉ ra: Nhiều DN không cải thiện bữa ăn giữa ca, tổ chức tăng ca quá nhiều, tính lương không đúng quy định; chậm trả lương, điều chỉnh lương không kịp thời, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không đúng quy định... cũng khiến NLĐ bức xúc, ngừng việc.

Phòng ngừa hơn giải quyết hậu quả

Để giải quyết tranh chấp lao động tập thể, TPHCM đã lập tổ công tác liên ngành. Khi xảy ra tranh chấp, ngừng việc, tổ công tác sẽ tiếp xúc với NLĐ và chủ DN để làm cầu nối thông tin và thương lượng giữa hai bên. Nếu phát hiện vi phạm luật lao động, tổ công tác sẽ tiến hành nhắc nhở hoặc đề nghị xử lý theo quy định. “Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề ổn định quan hệ lao động là phòng ngừa chứ không phải giải quyết hậu quả. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa tranh chấp chính là việc tuân thủ pháp luật của các bên, nhất là về phía chủ doanh nghiệp bởi không có lý gì anh có tiền đầu tư, mở DN lại không có tiền trả lương, đóng bảo hiểm cho NLĐ”- ông Nguyễn Tấn Định nhấn mạnh.

Theo ông Định, ban quản lý thường xuyên thống kê mức lương của NLĐ tại các DN, giá suất ăn và các chế độ phúc lợi ngoài lương... Nếu phát hiện chưa hợp lý sẽ kịp thời có văn bản nhắc nhở, khuyến cáo để DN chủ động điều chỉnh. Ban quản lý cũng tăng cường giám sát kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ như: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, BHXH... kịp thời phát hiện sai phạm để chấn chỉnh; không để xảy ra tranh chấp, ngừng việc.

Một thực tế khác là hiện nay, do tác động của suy giảm kinh tế nên nhiều DN gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, giảm việc làm, không bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Nhiều DN làm ăn thua lỗ, chủ DN bỏ trốn, nợ lương, nợ BHXH... “Để tránh tình trạng NLĐ bức xúc ngừng việc hoặc tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự thì các cấp chính quyền, cơ quan, ban, ngành phải nắm rõ tình hình hoạt động của DN. Điều này đòi hỏi phải nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, về thuế, BHXH, BHYT... cũng như vai trò kiểm tra, giám sát của Công đoàn. Khi nhận được phản ánh của NLĐ, phải phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm; tránh để dây dưa, kéo dài bởi DN càng lún sâu vào nợ nần thì càng khó giải quyết”- ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP, lưu ý.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết ủy ban sẽ tham mưu cho Quốc hội tiếp tục điều chỉnh, sửa đối các quy định liên quan để việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động tập thể hiệu quả hơn. Đặc biệt, các quy định mới sẽ theo hướng kiên quyết xử lý các DN sai phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo