xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Park Chan Wook – Đạo diễn phim báo thù

Phương Lan

Bạn đã từng rùng mình khi xem Lee Young Ae trở thành nhân vật “máu lạnh” trong Sympathy for Lady Vengeance (2005), cay đắng với Choi Min Sik trong Old boy và nửa tỉnh nửa mê với Bi – Rain, phim I’m a Cyborg, But That’s OK (2006)... thì chắc biết Park Chan Wook, nhà đạo diễn tài ba của Hàn Quốc sẽ đến Hà Nội ngày 31-5

Park Chan Wook sinh ngày 23-8- 1963, chưa từng qua trường lớp đạo diễn nào mà chỉ tốt nghiệp khoa Triết học trường Đại học Sogang. Duyên điện ảnh đến với Park khá tình cờ khi anh được đạo diễn Gwak Jae Young (đạo diễn của phim Cô nàng ngổ ngáo, Cổ điển...) mời làm trợ lý đạo diễn cho phim Bức phác họa về một ngày mưa. Park tâm sự: “Khát vọng lớn nhất của tôi là làm phim theo phong cách riêng của mình, phá bỏ những gì đã quá quen thuộc với điện ảnh Hàn Quốc từ trước đến nay”. Và với nguyện vọng đó, Park bắt đầu dấn thân vào giấc mơ.

Nổi tiếng từ JSA

Sau hai phim Mặt trăng là... giấc mơ của mặt trời (1992), Bộ ba (1997) không tạo được tiếng vang trên màn ảnh, mãi đến năm 2000, Park Chan Wook mới bắt đầu nổi lên sau thành công của bộ phim ăn khách JSA, đưa anh trở thành một tên tuổi lớn tại Hàn Quốc. JSA – một kịch bản được đánh giá là “nóng” và “nhạy cảm”. Phim đề cập đến khu vực phi quân sự Joint Security Area – đường biên giới của hai miền Nam, Bắc Triều Tiên. Các nhà bình luận cho rằng: “Phim thành công lớn vì chứa đầy tính sự kiện và chỉ trích”. JSA đã được đề cử giải Gấu Vàng tại LHP Berlin năm 2001.

Sự báo thù – đưa đến thành công...

imgNăm 2002, Park Chan Wook làm người xem choáng váng khi đưa lên màn ảnh câu chuyện báo thù của nhân vật Ryu – một người câm điếc do Shin Ha Kyun đóng trong phim Sympathy for Mr. Vengeance. Park đẩy người xem đồng hành cùng cơn ác mộng của nhân vật và không ít khán giả yếu tim phải bỏ ra về giữa chừng vì tính “kinh dị” của phim. Mặc dù phim gây nên làn sóng tranh cãi, phản đối... nhưng sự hấp dẫn của nó vẫn đủ lực, để kéo khán giả trẻ đến rạp ngày càng đông.

Hai năm sau – 2004, Park tiếp tục cống hiến đến khán giả phim Old boy, và lần này là sự báo thù của người đàn ông tên Oh Dae Su. Đang sống vui vẻ với vợ con thì Dae Su bị bắt cóc. Đúng 15 năm sau, anh ta bỏ trốn khỏi nơi giam giữ và đi tìm lại công lý cho mình. Bộ phim Old boy giúp Park thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại 3 liên hoan tại Hàn Quốc là Chung-ryong Film Awards, Korean Film Awards và Dae-Jong awards. Và Old boy đã đưa Park bước lên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes 2004 để nhận giải Grand Prix của ban giám khảo.

Một nhà báo đã hỏi Park: “Ông đã có hai phim nói về sự báo thù. Ông có thể nói rõ cho chúng tôi biết lý do đã đưa ông đi đến con đường của “sự báo thù” trong phim và liệu có thêm phần 3 hay không?”. Park trả lời: “ Tôi vẫn còn một kịch bản nữa và bạn có thể coi đây là phần ba của kịch bản liên hoàn nói về sự báo thù. Theo quan điểm của tôi, tất cả các mối quan hệ giữa con người luôn luôn tồn tại sự hận thù và yêu thương đó chính là trung tâm của vấn đề. Tôi muốn phân tích và đối chiếu điều đó.

Dĩ nhiên, điều đó ở ngoài xã hội hay trên tiểu thuyết sẽ không trần trụi như phim của tôi, nhưng yếu tố sự hận thù, đau khổ, sự buồn bã, sự nhớ nhung của con người, là mục tiêu và điều đó rất quan trọng đối với tôi”. Năm 2005, lại một lần nữa Park làm “bùng nổ’ các rạp chiếu bóng khi tung ra tác phẩm cuối cùng trong bộ ba báo thù, mang tên Sympathy for Lady Vengeance. Nhân vật nữ Geumja (do Lee Young Ae đảm nhận) bị bắt vào tù năm 19 tuổi với tội danh giết một bé gái 13 tuổi.

13 năm trong tù là 13 năm Geumja phải sống “hai mặt”, trong tim chứa đầy hận thù nhưng bên ngoài là chiếc mặt nạ thiên thần. Khi ra tù, công việc đầu tiên của Geumja là đi tìm kẻ đã hủy hoại cuộc đời cô... Sympathy for Lady Vengeance mang về cho Park Chan Wook giải Phim điện ảnh xuất sắc nhất tại Chung-ryong Awards năm 2005 và giải Sư tử vàng tại liên hoan phim Venice.

Điên + người máy + tình cảm hài lãng mạn

Năm 2006 Park cho ra đời một tác phẩm độc đáo với công thức: Điên + người máy + tình cảm hài lãng mạn có tựa đề I’m a Cyborg, But That’s OK (khi chiếu tại Việt Nam mang tên Người điên yêu). Kịch bản phim được viết từ giấc mơ của Park, về một cô gái có khả năng bắn đạn ra từ đầu ngón tay. Thế là ông thêm thắt chi tiết vào và phát triển nó thành câu chuyện tình yêu của hai bệnh nhân tâm thần – bệnh nhân nữ luôn nghĩ mình là người máy và bệnh nhân nam thì khẳng định mình có khả năng độc chiếm tài năng của mọi người. Dù câu chuyện ấy xảy ra trong một bệnh viện tâm thần nhưng đạo diễn Park đã biến bệnh viện tâm thần trong phim hoàn toàn khác với bệnh viên tâm thần ngoài đời.

Tuy doanh thu của phim không cao bằng các phim trước do Park đạo diễn nhưng nói theo cách của Park: “Tại sao cứ phải là báo thù? Có lẽ đã đến lúc tôi nên đem tới niềm vui mới cho mọi người, vì đứa con gái 12 tuổi của tôi vừa tuyên bố, nó muốn ngồi xem phim cùng với tôi và như vậy thì “báo thù” không phải là sự lựa chọn tốt nhất mà là một bộ phim có sự tưởng tượng, óc khôi hài và cả tính nhân văn...”. Tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 57 (tháng 2-2007), với I’m a Cyborg, But That’s OK, đạo diễn Park đã nhận giải thưởng Alfred Bauer, dành cho thể loại phim hài và giả tưởng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo