xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đón năm mới ở Nhật

Bài và ảnh: Nguyễn Minh

Nhật Bản không đón năm mới theo âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á. Nhưng họ vẫn giữ nguyên những phong tục truyền thống đặc sắc

Người Nhật luôn tự hào được đón ánh bình minh sớm nhất và xem những giờ khắc đầu tiên của năm mới là sự khởi đầu rất thiêng liêng. Do vậy, hành trình đón năm mới ở xứ sở mặt trời mọc cùng Công ty TNHH Du lịch - Thương mại Tân Đông Dương (Indochina Tourist & Trade) là một trải nghiệm đầy thú vị.

Kadomatsu may mắn và 108 tiếng chuông chùa...

Dấu hiệu đón Tết sớm nhất ở Nhật không phải là không khí mua sắm ồn ào náo nhiệt mà là các Kadomatsu được trang trí ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Đó là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được. Ngoài ra, thông luôn xanh tươi trong tuyết trắng, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống, lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu còn giống cái thang để thần năm mới Toshigami xuống hạ giới đem may mắn đến cho mọi nhà.

Chùa Gác Vàng. Người Nhật tin rằng tiếng chuông chùa giúp con người trở nên thanh khiết hơn
Chùa Gác Vàng. Người Nhật tin rằng tiếng chuông chùa giúp con người trở nên thanh khiết hơn

Tại cố đô Kyoto huyền bí, thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới trở nên lung linh hơn, không chỉ bởi màn bắn pháo hoa rực rỡ trên lâu đài cổ mà là hòa âm ngân vang của 108 hồi chuông chùa. Ở Nhật, người ta tin rằng tiếng chuông chùa sẽ giúp con người từ bỏ được 108 dục vọng trần gian, trở nên thanh khiết hơn. Thời khắc đầu năm mới cũng là dịp người Nhật dành quỹ thời gian ít ỏi đến chùa hoặc đền thần đạo, cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, an toàn giao thông và tránh xa ma quỷ...

Mì trường thọ và bình minh linh thiêng Phú Sĩ

Không cầu kỳ mâm cao cỗ đầy, người Nhật ăn Tết rất đơn giản với những món truyền thống là bánh mochi, rượu sake và đặc biệt không thể thiếu món mì Toshikoshi-Soba. Họ cho rằng những sợi mì dài tượng trưng “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Sợi mì dài cũng tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn. Cách ăn mì khá độc đáo. Đó là phải ăn hết toàn bộ các cọng mì mà không cắn đứt. Thường thì phải húp và tạo ra những tiếng xì xụp - âm thanh của sự ngon miệng và cũng thể hiện sự biết ơn với người đã làm ra món mì.

Một nghi thức không thể thiếu nữa là đón chào bình minh năm mới. Người Nhật tin rằng đón những ánh mặt trời đầu tiên của năm mới là sự khởi đầu may mắn. Và càng may mắn hơn, khi được đón bình minh trên núi Phú Sĩ - ngọn núi được người Nhật tin rằng linh thiêng nhất. Núi Phú Sĩ như chiếc quạt bằng ngọc treo ngược lên bầu trời biển Đông, tuyết trắng trên núi phản chiếu ánh sáng rực rỡ của mặt trời, được người Nhật suy tôn là “ngọn núi thánh”.

Nơi thời gian ngừng lại...

Hành trình đón năm mới tại Nhật càng ý nghĩa hơn khi dừng chân ở làng cổ Shirakawago, nơi được mệnh danh là “thời gian chẳng thể chạm tới”. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1995, nước Nhật đã đưa ngôi làng này vào danh mục những di sản cần bảo vệ đặc biệt. Trải qua 300 năm tồn tại, Shirakawago vẫn giữ nguyên được hình dáng nguyên sơ của kiến trúc cũng như phong tục truyền thống. Người Nhật cho rằng đây là một nơi “Hãy đến trước khi quá muộn”!

Một góc làng cổ Shirakawago
Một góc làng cổ Shirakawago

Sự tôn trọng những giá trị văn hóa  còn thể hiện trên những đồng yen (JPY), đơn vị tiền tệ của Nhật. Được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ dự trữ sau USD, euro và bảng Anh; mặt trước đồng yen Nhật không trang trí chân dung lãnh tụ hay các bộ trưởng tài chính mà là các danh nhân: Nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng da (1.000 yen), nữ nhà văn và tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Minh Trị Higuchi Ichiyo (5.000 yen), nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập Trường Đại học Keio, Mr Yukichi Fukuzawa (10.000 yen)...

Đặc biệt, đồng 5 yen được người Nhật xem là đồng xu may mắn (5 yen đọc theo tiếng Nhật là “gô en”, có ý nghĩa là “kết duyên”.  Tặng nhau đồng xu này hoặc bỏ đồng 5 yen vào ví khi nhận tháng lương đầu tiên, xem như sẽ không phải suy nghĩ về chuyện tiền bạc.

Hiện đại và truyền thống, khiêm nhường và mạnh mẽ, tiết kiệm và hào phóng... Đó là cảm nhận về một nước Nhật - nơi thời gian đi qua nhưng những giá trị truyền thống vẫn ở lại. Một nước Nhật luôn dạy thế hệ trẻ rằng đất nước ta rất nghèo tài nguyên nên luôn phải cố gắng hết mình...

Là một nước công nghiệp, người Nhật đong đếm thời gian từng phút giây. Do vậy, Tết của người Nhật chỉ gói gọn trong 3 ngày nhưng dồn nén được sức mạnh tinh thần cho một năm mới. Đặc biệt là những phong tục cổ xưa vẫn lưu truyền với một niềm tin mãnh liệt cho thế hệ hậu sinh - thế hệ của những tàu cao tốc, thiết bị điện tử, robot, xe hơi hiện đại bậc nhất thế giới...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo