xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó lường với cảnh quay cháy nổ: Sống chung với... tai nạn

YẾN ANH

Là hãng phim Nhà nước lớn nhất nhưng mỗi khi làm phim chiến tranh, nếu không có sự giúp đỡ của lực lượng công binh, Hãng phim Truyện Việt Nam cũng bó tay trước những cảnh cháy nổ lớn

Nhà quay phim Lý Thái Dũng, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Hãng phim Truyện Việt Nam, cho biết tai nạn luôn rình rập trên các trường quay, đặc biệt đối với phim chiến tranh. Trong nghề làm hiệu ứng, điện ảnh thế giới đã tiến một bước dài với công nghệ hiện đại, còn chúng ta vẫn rất lạc hậu.

Thót tim với cảnh quay cháy nổ

“Từ lâu, nước ngoài đã sử dụng vật liệu xốp giống đất để khi quả bom hay pháo nổ, nó sẽ văng ra như đất thật, hạn chế nguy hiểm cho đoàn làm phim. Ở Việt Nam, thay vào đó, chúng tôi sử dụng bánh mì nhuộm sẫm nhằm tránh gây nên sát thương nghiêm trọng” - tay máy kỳ cựu Lý Thái Dũng tiết lộ.
 
img
 
img
Những cảnh trong phim Những người viết huyền thoại. Tai nạn luôn rình rập trong các cảnh quay
cháy nổ trên phim trường như thế này. Ảnh: DŨNG BÙI

Năm 1991, ông Lý Thái Dũng quay phim Điện Biên Phủ, trong đó có một cảnh trên đồi A1. “Mỗi vị trí chôn mìn đều được đánh dấu bằng lá cờ, thêm đèn phát quang nữa. Chúng tôi đã tập rất kỹ, dặn đi dặn lại rằng đây là vị trí nguy hiểm, các chuyên gia phải quan sát thận trọng đường chạy của diễn viên. Vậy mà trong đêm tối, quả nổ văng lên, âm thanh hỗn độn rồi sự nhập tâm của các nghệ sĩ khi tham gia cảnh tấn công đã khiến họ quên mất điều đó. Có người chạy nhầm và một diễn viên giẫm phải quả nổ khiến anh ta bị bay mất một chân” - nhà quay phim kể lại.

Ông Lý Thái Dũng cho biết khi quay Ngã ba Đồng Lộc, biết rằng bánh mì chỉ gây xước da nhưng nhiều người vẫn lo ngại vì mấy trăm ký ụp lên đầu một lúc thì diễn viên nào mà chẳng ngã. “Khi quay cảnh cháy nổ, cành cây bị gãy văng vào các diễn viên hay người quay phim gây xước, phỏng là điều không tránh khỏi” - ông nói.

Theo đạo diễn Hà Sơn, quả nổ của nước ngoài là vật liệu chuyên dụng, có thể đứng gần mà vẫn an toàn, trong khi Việt Nam chủ yếu dùng thuốc nổ TNT với sức công phá rất lớn. “Nên chấm dứt việc sử dụng quả nổ TNT, thay bằng những vật liệu chuyên dụng kết hợp kỹ xảo. Đề tài chiến tranh cách mạng còn nhiều, vì thế, phải sớm cử người đi học nước ngoài để có những chuyên gia giỏi” - đạo diễn Hà Sơn đề xuất.

Làm chui vì thiếu cơ chế

Đến thời điểm này, Hãng phim Truyện Việt Nam là đơn vị duy nhất có tổ cháy nổ. Tổ này cũng chỉ có một chuyên viên được đào tạo bài bản tại Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Lương thấp, độ rủi ro cao và điều quan trọng là trong nhiều năm, pháp luật bỏ ngỏ không đưa các hãng phim vào danh mục đối tượng được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ khiến dân trong nghề không biết phải xoay xở thế nào.

Ông Phan Bích, chuyên gia cháy nổ duy nhất của Hãng phim Truyện Việt Nam, cho rằng không có quy định cụ thể thì “sống cũng không được, chết cũng chẳng xong”. “Mình có tay nghề, được nhiều đơn vị khác mời đi làm nhưng không dám. Đơn giản vì nếu đi làm thêm thì đụng đâu cũng thấy sai” - chuyên gia này bày tỏ.

Mặt khác, luật pháp lại quy định chưa rõ ràng về việc sử dụng vật liệu cháy nổ. Ông Bích e ngại: “Giấy phép sản xuất phim thì có nhưng thiếu giấy phép sử dụng vật liệu cháy nổ nên chúng tôi đành làm chui. Ở phía Nam, phim sản xuất rất nhiều. Có cung thì ắt có cầu, chứ họ chờ cơ chế thì biết đến bao giờ”. Để nuôi sống bản thân, chuyên gia này phải chụp ảnh đám ma, đám cưới. Chụp một đám cưới, ông Bích cũng có thu nhập bằng cả tháng lương hơn 2,5 triệu đồng của mình.

“Khi chúng tôi làm Mùi cỏ cháy hay Những người viết huyền thoại, nghị định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chưa được ban hành. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam có công văn gửi các đơn vị yêu cầu giúp đỡ đoàn làm phim nhưng các nhà máy bán vũ khí đều hỏi giấy phép sử dụng chất cháy nổ. Không có giấy phép nên chẳng ai bán. Cuối cùng, bên công binh phải xin phép giúp và cam kết sau khi làm xong, họ sẽ tiêu hủy ngay những vật liệu thừa theo hợp đồng mua bán giữa 2 bên ” - ông Lý Thái Dũng cho biết.

Điều này cũng lý giải tại sao mỗi khi Hãng phim Truyện Việt Nam làm phim chiến tranh, lực lượng công binh đều có mặt. Theo ông Dũng, khi làm phim Ngã ba Đồng Lộc hồi năm 1995- 1996, toàn bộ công binh của Quân khu 4 đã hỗ trợ đoàn làm phim. “Họ khoan và làm nổ cả vùng để làm bối cảnh cho chúng tôi. Họ pha chế thuốc nổ để tạo những quả nổ, hiệu ứng tốt mà chuyên viên của đoàn làm phim khó có thể làm được” - ông Dũng so sánh.

Mòn mỏi chờ... huớng dẫn

Đến tận tháng 4-2012, Chính phủ mới ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đối tượng áp dụng là cả các hãng phim, đơn vị nghệ thuật.

Theo nghị định này, Bộ Văn hóa  - Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể việc trang bị, quản lý, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, một đại diện Cục Điện ảnh cho biết đến thời điểm này, thông tư hướng dẫn nghị định vẫn chưa có nên các hãng phim rất lúng túng trong việc sử dụng quản lý vật liệu nổ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo