xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Hiệp của Trần Tiến

Theo Ngôi Sao

Những kỷ niệm xưa hiện về với nhạc sĩ Trần Tiến khi nghe tin nhạc sĩ Hoàng Hiệp ra đi...

Là một người đồng nghiệp, người em - nhạc sĩ Trần Tiến rất xót xa khi hay tin dữ. Ông đã chia sẻ lòng mình bằng những lời tiễn biệt chân thành.
 
img
Nhạc sĩ Trần Tiến nhớ về những kỷ niệm một thời với nhạc sĩ Hoàng Hiệp
       
Nhớ các anh
 
Ngày ấy em vào Sài gòn theo bước chân lính Trường Sơn. Đón bọn em ở Hội nhạc sĩ mới thành lập là anh Phạm Trọng Cầu, dáng đi nghiêng nghiêng, nghiêng nghiêng. Chắc anh ấy cũng ngó nghiêng em, vì em cũng chỉ là thằng ca sĩ lính vô danh tiểu tốt.
                                                                                                  
Rồi em gặp anh Xuân Hồng, thời gian sau là anh Hoàng Hiệp, rồi anh Trịnh công Sơn, Diệp Minh Tuyền. Hôm nay anh là người cuối cùng về với bạn bè trên đó. Thế là hết. Những người cho em bao kỷ niệm Sài Gòn đã về Trời cả.
 
Chả biết nên nói chuyện vui hay buồn. Các anh gặp nhau là vui rồi, chỉ buồn cho cả một thế hệ bọn em, một thế hệ đã lớn lên trong tiếng hát của các anh như một lẽ sống, như một thời trong sáng với những ước mơ trong sáng. Các anh đi rồi bọn em nghe nhạc của ai…
 
Trời Vũng Tàu hôm nay xám xịt và ảm đạm, mưa nhẹ nhàng nhưng buồn bã. Nhớ giọt nước mắt anh rơi trong bài hát khi anh viếng thăm lăng Bác, hôm đó trời cũng buồn như hôm nay. Nhớ anh khen em duy nhất có một lần trong đời: “Năm nay có hai bài hay, một là bài "Một mình" của Thanh Tùng và hai là bài "Chị tôi'" của cậu”. Và cũng chỉ duy nhất đó là lần anh nói chuyện với em. Còn toàn là với bia.
                                                            
Anh ít nói nhất trong Hội, cái miệng lúc nào cũng như mếu. Anh Cầu thì đi nghiêng nghiêng. Các anh gặp nhau vui nhỉ, không biết trên đó uống gì, nhớ phần em nhé.
                 
Khi nào gặp anh Tuyền anh nhớ bảo: Thằng Tiến không bao giờ quên cái áo thời Nga-la-tư của anh ấy mặc cho em, cái áo giúp em tránh được cái lạnh khủng khiếp của vùng bắc cực Liên Xô cũ. Anh nhớ nói với anh Xuân Hồng rằng cái chuyện hôn hít, anh ấy kể bao năm rồi, giờ nhớ lại, Tiến nó vẫn còn cười. Anh nói lại với anh Sơn: “Suốt đời Tiến nó yêu cậu. Một thời nó phải bỏ bàn nhậu để đi hát kiếm sống, chứ nó chẳng bao giờ bỏ các anh cả”.
 
Các anh là bậc thầy, là những người bạn già tốt nhất mà em được gặp.
 
Anh Hoàng Hiệp đi nhẹ nhàng nhé, cả nước nhớ mãi những khúc hát và tấm lòng của anh với cuộc đời.
 
Hẹn gặp lại anh ở bàn nhậu trên đó.
 
 
 
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp - tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn - sinh ngày 1-10-1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1948. Năm 1957, bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương viết chung với Đằng Giao là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của Hoàng Hiệp.
 
Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội (khoảng 1955 đến 1975), ông đã viết hơn 100 ca khúc, nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác.
 
Bài hát Nhớ về Hà Nội của Hoàng Hiệp là một tác phẩm đặc sắc của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20 về tình yêu thành phố bên bờ sông Hồng. Đây cũng là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về Hà Nội.
 
Năm 2000, Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo