xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vô số trường hợp hát sai lời

HUY NGUYÊN ghi

LTS: Qua loạt bài Ca sĩ hát... sai lời ca khúc đăng trên các số báo ra ngày 27, 28-2 và 1-3, nhiều bạn đọc đã góp thêm những phát hiện thú vị của mình đồng thời nêu những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm cải thiện tình trạng này

Bạn đọc Trần Lê Hiệp nhìn nhận: Thực ra chuyện hát sai lời là chuyện thường tình, nhất là đối với những tác phẩm nhạc xưa vì phải ở hoàn cảnh đó, người ta mới hiểu được, cho nên  không cứ hiểu sai lời trong bài hát mà người hát có thể suy diễn  ca từ theo cách hiểu của mình. Ví dụ câu hát “gác chèo lên ta nướng khô khoai” hay bị hát thành “nướng ngô khoai” vì với đa số người hát người nghe “ngô khoai” dễ hiểu hơn “khô khoai” (cá khoai phơi khô).

Đủ kiểu hát sai

Bạn đọc có nickname Anh Sáu Cái Răng cho biết: Nhạc sĩ Nguyễn Vũ, tác giả ca khúc Bài thánh ca buồn, cũng từng đau khổ vì các ca sĩ hát sai lời tác phẩm của ông. Thay vì “Rồi một ngày áo trắng thay màu”, bị hát sai thành “Rồi một ngày áo trắng phai màu”. Nhạc sĩ than rằng: “Áo trắng mà phai màu thì nó chỉ ra màu cháo lòng mà thôi”.

Bạn đọc Mai Anh dẫn chứng: “Cũng có nhiều ca sĩ khá thành danh không hiểu sao vẫn hát sai lời, ví dụ bài Đêm đông của Nguyễn Văn Thương có đoạn “sương thướt tha bay, ôi đìu hiu” cô ca sĩ (năm nay cũng khoảng 50 tuổi rồi) hát là “sương thiết tha bay...” hoặc bài Suối mơ của Văn Cao: “dòng êm đưa lá khô già trút” được hát là “giọng em đưa...”.

img

Ca sĩ Hồng Nhung được ghi nhận luôn cố gắng hát chính xác ca từ gốc. Ảnh: HỒNG THÚY

Bạn đọc Nguyễn Quốc Thái dẫn chứng thêm những trường hợp hát sai ca từ: Trong ca khúc Bông bí vàng của Bắc Sơn có đoạn “hái bông bí em trồng ai đem lụa cầu xin” nhưng có những ca sĩ lại hát “hái bông bí em trồng anh đem luộc cầu xin”. Trong ca khúc Đừng nói xa nhau, chỉ có một đoạn ca từ ngắn mà nhiều ca sĩ thể hiện khác nhau. Có ca sĩ hát “mình đã đi chung trên con đường máu nhuộm” , có người lại hát “con đường ướp mộng” hay “con đường dang dở”,  “con đường đau khổ”... Chính vì điều này làm cho những người yêu nhạc khó có thể biết đâu là ca từ đúng với nguyên bản.

Bạn Trinh Nguyễn cho biết: “Bài Đêm thành phố đầy sao của nhạc sĩ Trần Long Ẩn viết riêng cho Đồng Nai theo chủ trương của Thành ủy Biên Hòa mời các văn nghệ sĩ sáng tác nhân kỷ niệm 10 năm thống nhất đất nước (1985). Trong bản viết tay và có kẻ khuông nhạc của nhạc sĩ Trần Long Ẩn đưa hiện vẫn còn “Đêm nay nghe tiếng sóng Đồng Nai. Như đang nghe khúc hát ngày mai”. Không hiểu sau này ai đổi thành “dòng sông” chung chung.

Nam ca sĩ Hoàng Long góp thêm ý kiến: “Hát sai không chỉ là chuyện ca sĩ quên lời mà nhiều khi sai ngay từ việc sao chép, in ấn ca khúc khiến ca sĩ nhiều lúc muốn gặp trực tiếp tác giả để hỏi rõ nhưng tác giả đã qua đời, đành tự tìm hiểu bằng cách tìm bản gốc. Tôi xin kể mẩu chuyện của chính mình. Có lần nhận được lời mời hát bài Tình xa của cố nhạc sĩ họ Trịnh. Tôi nghe qua nhiều bản ghi âm, thấy khác nhau về lời, đặc biệt ở một câu rất hay. Nghe Khánh Ly, Quang Dũng hát khác Elvis Phương. Vào Google, nghe Elvis Phương hát “thành phố hoang vu như đời mình trong cuộc tình...”; trong khi tôi tham khảo, thấy ghi “thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình”.
 
Cuối cùng, tôi phải tìm đến người nhà của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, xin được xem bản viết tay rõ ràng, chính xác của ông. Từ đó, tôi yên tâm hát “thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình...”. Anh Elvis Phương là ca sĩ bậc thầy nhưng tôi nghĩ có thể khi ghi âm, anh đã tình cờ dùng bản nhạc có sự sai sót trong in ấn chăng? Trong nghề này, có nhiều ca sĩ rất chịu khó và thận trọng khi hát. Ví dụ, tôi biết ca sĩ Hồng Nhung rất thân quen với nhà họ Trịnh nhưng chị vẫn hết sức cẩn trọng mỗi khi hát nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa này. Tôi cũng xem ca sĩ Hồng Nhung là “tấm gương nghề nghiệp” về sự cầu toàn khi diễn, đặc biệt là luôn cố gắng hát chính xác ca từ gốc, khi trình bày những tác phẩm một thời vang bóng.

Nên có nguồn ca khúc chính thống

Bạn đọc có nickname Le thanh Long đặt vấn đề: Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (trung tâm) đã tiến hành thu tiền một sản phẩm... chưa hoàn chỉnh! Ca sĩ khi trả tiền tác quyền cho một nhạc phẩm có quyền yêu cầu nhạc sĩ hoặc trung tâm cung cấp cho mình một nhạc phẩm hoàn chỉnh từ ký âm đến ca từ đã được thẩm định chính xác từ chính tác giả. Nhận tiền nhưng không cung cấp cho ca sĩ nhạc phẩm hoàn chỉnh đó là lỗi của trung tâm và cả nhạc sĩ (hoặc người nắm giữ bản quyền ca khúc của nhạc sĩ). Không thể chỉ thu tiền mà không cần làm gì!

Theo bạn đọc Trần Quân: “Trung tâm  tạo một trang web (nếu chưa có) trong đó liệt kê danh sách các tên bài hát do chính tác giả gửi tới. Khi người dùng click vào tên bài nào sẽ dẫn đến trang nội dung lời (và nốt nhạc) của bài đó. Theo tôi, cách tiện lợi nhất là có nguyên bản nhạc (cả lời và nốt nhạc) được tác giả gửi đến để đưa lên trang web sẽ giúp tránh việc “tam sao thất bản”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo