xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh Minamata có nguy cơ bùng phát ở VN

Hà Phương

NHIỄM ĐỘC.- Khoảng 500 người trong cả nước đã tử vong vì một căn bệnh lạ có triệu chứng giống với bệnh Minamata do nhiễm độc thủy ngân. Các nghiên cứu đang gấp rút được tiến hành. Bệnh Minamata là căn bệnh do nhiễm độc thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh là mất khả năng nghe, tầm nhìn hướng tâm bị che khuất, nói khó khăn, không điều khiển được hoạt động, tứ chi run rẩy, giác quan yếu...

Ngoài ra, do sự kết hợp hóa học của thủy ngân methyl đi qua nhau thai, bệnh “nhiễm thủy ngân bẩm sinh” cũng đã xuất hiện.

Bài học từ Nhật Bản

Theo các tài liệu quốc tế, căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên năm 1956 tại vùng vịnh Minamata (Nhật Bản). Nguyên nhân được đề cập là do lượng thủy ngân hữu cơ rất độc được thải ra vùng biển này từ các nhà máy hóa chất. Tuy nhiên, phải tới năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới công nhận bệnh nhiễm thủy ngân là bệnh phát sinh do người dân địa phương ăn phải cá nhiễm độc, độc tính đó tác động đến hệ thần kinh trung ương”. Thống kê của tổ chức cứu trợ Nhật Bản cho thấy, đến cuối năm 2000 số bệnh nhân Minamata ở Nhật Bản đã lên tới 2.955 người, trong đó chỉ còn lại 849 người  sống sót.

Nguy cơ ở Việt Nam

Cuối năm 2001, một hội thảo Việt-Nhật về bệnh Minamata đã được tổ chức tại Hà Nội. Từ đây, nhiều lời cảnh báo liên tiếp được đưa ra. Những kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, nếu không được quan tâm đúng mức và có các giải pháp cụ thể, căn bệnh này có thể bùng phát tại VN trong những năm tới.   Trước những nguy cơ đó, một số công trình nghiên cứu về ô nhiễm do thủy ngân đã được tiến hành.

Kết quả điều tra của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường  (YHLĐ&VSMT) tại 5 cơ sở nghiên cứu, đơn vị sản xuất có sử dụng nhiều hóa chất ở Hà Nội, có tới 3 cơ sở vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 2 cơ sở vượt từ 40 đến 50 lần! Một nghiên cứu  khác do Viện Vệ sinh Dịch tễ số 2 (Hà Nội) tiến hành đối với một số loại động vật như cua, trai, cá, rắn, ếch, ốc bươu và thóc gạo ở khu vực hạ lưu mỏ vàng, cho thấy chỉ có thóc gạo không bị nhiễm thủy ngân. Đặc biệt, nồng độ thủy ngân trong rắn lên tới 10,82 mg/kg, trong khi tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành chỉ là 0,05mg/kg. Đối với cơ thể người, các kết quả nghiên cứu cho thấy có hiện tượng tăng hàm lượng thủy ngân trong tóc những người dân sống tại các lưu vực mỏ vàng và công nhân tiếp xúc trực tiếp thủy ngân nghề nghiệp. Viện Hóa học, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia đã xét nghiệm máu, nước tiểu,  tóc của những lao động có tiếp xúc thủy ngân và những bệnh nhân có biểu hiện giống Minamata sống ở vùng hạ lưu mỏ vàng phát hiện hàm lượng thủy ngân tăng rõ rệt so với nhóm đối chứng.

Tuy nhiên, theo phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Khắc Hải, Phó Viện trưởng Viện YHLĐ & VSMT, hàm lượng thủy ngân phát hiện cao nhất cũng chưa vượt quá ngưỡng bệnh được Nhật Bản công bố. Vấn đề là liệu có phải do ngưỡng liều của người Việt thấp hơn hay không. Dù sao, những kết quả ban đầu này đã cho thấy các triệu chứng của một số người dân ở lưu vực một số vùng có khai thác vàng hiện đang mắc một căn bệnh lạ rất giống với bệnh Minamata. Theo một con số thống kê chưa được kiểm chứng của ngành y tế, trong những năm qua cả nước đã có khoảng 500 người bị tử vong vì căn bệnh lạ nói trên.

Nguyên nhân do đào, đãi vàng, đốt than...

Các chuyên gia bệnh Minamata của Nhật Bản cho rằng, khởi nguồn của việc ô nhiễm thủy ngân kim loại là việc đào đãi vàng, đốt than... Thủy ngân dạng hơi có thể được hấp thụ vào phổi, từ đó thâm nhập não gây rối loạn thần kinh, sau đó biến đổi dạng và thâm nhập vào thận, gây rối loạn cơ quan tế bào. Đối với thủy ngân hữu cơ, chủ yếu thâm nhập cơ thể người qua cá, tôm, cua, rắn... Những phụ nữ có thai sẽ có nguy cơ rất cao sinh ra những đứa trẻ bị nhiễm thủy ngân bẩm sinh.

Trước nguy cơ bùng phát của căn bệnh lạ lùng đang lưu hành ở một số vùng có khai thác vàng bừa bãi, việc nghiên cứu tìm nguyên nhân đang gấp rút được tiến hành. Theo yêu cầu của Nhà nước, đến năm 2004 các nhà khoa học phải đưa ra được kết luận về thực chất căn bệnh nói trên: Nếu đúng đó là bệnh Minamata thì phải đưa ra được những giải pháp cấp thời để khắc phục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo