xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Chết êm ái” là nhân văn?

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Việc Bộ Y tế đề xuất đưa “quyền được chết” vào Bộ Luật Dân sự đang gây tranh cãi về tính đạo đức cũng như ai sẽ là người thực hiện cái chết êm ái cho bệnh nhân

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), vừa đề xuất bổ sung “quyền được chết” vào Bộ Luật Dân sự sửa đổi.

Lối thoát cho bệnh nhân sống khổ hơn chết

“Chúng ta có quy định về quyền sống thì cũng nên có quy định về quyền chết. Về mặt pháp luật, ai cũng có quyền được khai sinh, khai tử nhưng trên hết là quyền được sống. Hiện nay, luật pháp không đặt vấn đề quyền được chết. Tuy nhiên, chết ở đây phải theo quy luật tự nhiên, không còn khả năng sống là các chỉ số sinh tồn không còn” - ông Quang giải thích.

Không chịu nổi đau đớn, nhiều bệnh nhân nặng mong muốn được chết êm ái. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Không chịu nổi đau đớn, nhiều bệnh nhân nặng mong muốn được chết êm ái. (Ảnh chỉ có tính minh họa)

“Quyền được chết” từng được đưa vào dự thảo Bộ Luật Dân sự năm 2005 nhưng không được thông qua. Đến năm 2013, vấn đề này tiếp tục được nêu lên trong dự thảo Luật Dân số và nay lại đề cập trong quá trình sửa đổi Bộ Luật Dân sự.

Từng đề xuất đưa vấn đề “cái chết êm ái” vào dự thảo Luật Dân số năm 2013, GS-TS Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, cho hay không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng tranh cãi dữ dội về “quyền được chết” (một hình thức hỗ trợ bệnh nhân được chết). Viện đã đưa ra vấn đề này vì dân số bao gồm các lĩnh vực sinh - chết - di cư - chất lượng dân số.

Theo ông Cử, để đưa ra quyết định cho phép ai đó “chết êm ái” cần phải có quy định, tư vấn, kiểm tra, kết luận của hội đồng khoa học với các thành viên là bác sĩ (BS), luật sư, chuyên gia tâm lý, chính quyền sở tại… Người bệnh phải được công nhận là hoàn toàn sống thực vật, không có khả năng cứu chữa hoặc người thân cạn kiệt tài chính, không thể “nuôi” một người không còn nhận thức. “Nhiều người nói rằng còn nước còn tát nhưng “cái chết êm ái” trong trường hợp này là nhân văn” - ông Cử nói

Có người thân phải sống thực vật suốt thời gian dài, BS Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch Viện Tim mạch quốc gia, chia sẻ: “Nếu trong y học, còn cơ hội còn phải cố. Nhưng về y tế, nếu một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã di căn, sự tồn tại trên cõi đời tính bằng ngày thì không chỉ là nỗi đau với người bệnh mà còn ám ảnh gia đình. Trong trường hợp này, “cái chết êm ái” là nhân văn. Tôi ủng hộ quan điểm được sống là quyền, được chết cũng là quyền. Còn thực hiện như thế nào, sau này chúng ta sẽ phải tham khảo mô hình của các nước”.

Không ủng hộ quan điểm “quyền được chết”, điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, Khoa Phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức), cho rằng tại Việt Nam, vấn đề chăm sóc giảm nhẹ giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau chưa được chú trọng. Do đó, nếu đầu tư cho chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp rất nhiều bệnh nhân hết cảm giác muốn chết vì không chịu nổi đau đớn.

Khó “ra tay”

Dù ủng hộ hay bác bỏ đề xuất “quyền được chết”, nhiều BS vẫn chung lo ngại về việc ai sẽ là người thực hiện bởi điều này mâu thuẫn với sứ mệnh của nghề y là cứu người. Một BS trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu cho biết có trường hợp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, đau đớn vật vã nhưng vẫn còn tỉnh táo đã trực tiếp đề nghị BS cho mình được chết nhưng không BS nào dám làm. Dưới sức ép của gia đình và chính bệnh nhân, các BS không được phép điều trị duy trì cho bệnh nhân để bệnh diễn biến tự nhiên. Cuối cùng, chính bệnh nhân này cùng gia đình đã tự rút máy thở. “Hiếm có thầy thuốc nào đủ bản lĩnh kết thúc một sinh mạng cho người khác dù chính bệnh nhân đề nghị. Do đó, nếu đưa “quyền được chết” vào luật phải tính kỹ cả những yếu tố này” - BS này đề nghị.

Theo BS Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai - nếu bệnh nhân nặng, tiên lượng chắc chắn tử vong, gia đình xin về để chết thì BS đồng ý bởi đấy là sự tôn trọng quyết định của bệnh nhân và gia đình. Tuy nhiên, BS sẽ không tiêm thuốc hoặc trực tiếp can thiệp để bệnh nhân được “chết êm ái”.

BS Hùng cũng cho rằng nếu được thông qua thì phải xác định rõ ai là người giúp bệnh nhân thực hiện quyền được chết. Bởi với BS, cứu người là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý. Để giúp người bệnh chết, dù thế nào cũng là hành vi mà nhiều BS không mong muốn.

Nhiều nước cho phép quyền được chết

Theo TS Nguyễn Huy Quang, trên thế giới, một số nước đã cho phép quyền được chết là Hàn Quốc, 4 bang của Mỹ, Bỉ, vài bang của Thụy Sĩ, Luxembourg. Việc thực hiện “cái chết êm ái” ở các quốc gia này phải có kết luận của hội đồng y khoa.

PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học), cho rằng từ lâu, các quốc gia văn minh đã đưa quyền được chết vào luật. Việc đưa “cái chết êm ái” thành quy định trong luật chắc chắn sẽ vấp phải nhiều ý kiến phản đối vì vấn đề này còn khá xa lạ với tư duy của người phương Đông. “Ranh giới giữa quyền được chết và xuống tay để giết hại cũng rất mong manh nên nếu thực thi cần phải bảo đảm những điều kiện chặt chẽ” - ông Bình đề nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo