xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chia sẻ sự sống

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Đó là món quà vô giá của những người đã âm thầm chia sớt một phần thân thể mình để níu giữ sự sống của nhiều người đang chơi vơi bên bờ sinh tử

Những nghĩa cử cao đẹp đó đã được tri ân tại buổi lễ vinh danh hơn 400 người hiến tạng cứu người do 3 bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, Nhi Đồng 2 và Nhân Dân 115 phối hợp tổ chức vào ngày 21-3 tại TP HCM.

Tái sinh từ những tấm lòng

Mở đầu buổi lễ, PGS-TS-BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, khiến cả hội trường lắng xuống xúc động khi ông nhắc đến sự hy sinh lớn lao của những người hiến tạng: “Họ đã chia sẻ sự sống của mình cho những người thân và cho cả những người không hề quen biết trong xã hội. Đây là sự hy sinh cao cả cần được ghi nhớ mãi mãi”.

Nếu cách đây 4 năm, chị Hà Thị Tuyết (49 tuổi, ngụ Long An) mang trong người trọng bệnh, cơ thể xanh xao, suy kiệt thì nay chị như trở thành người khác với sức sống tràn đầy sau một cuộc đại phẫu. Bị suy thận giai đoạn cuối, chị uống thuốc, chạy thận liên tục và tưởng chừng cô giáo cấp 1 này đã gục ngã. Nhưng nhờ đến món quà tái sinh là một quả thận, chị lại tiếp tục vui sống với gia đình. Ân nhân của chị Tuyết là một người thân, tuổi còn rất trẻ. Thấu hiểu nỗi đau của chị Tuyết trong những ngày mòn mỏi tại Bệnh viện Chợ Rẫy, người thanh niên tuổi trẻ đã quyết định hiến cho chị một phần thân thể của mình. Giờ đây, chị Tuyết đã trở lại cuộc sống, lao động bình thường, tiếp tục là điểm tựa cho hai con trai, một đang học đại học, một học lớp 10.

Chị Nguyễn Thị Phượng (41 tuổi, ngụ quận 9, TP HCM) là một trường hợp khác, thể hiện nét đẹp thanh cao của tình nghĩa vợ chồng. Chồng chị, anh H.T.K (42 tuổi), đang khỏe mạnh, lại là trụ cột chính gia đình, bỗng nhiên bị suy thận và phải uống thuốc trong 5 năm. Chạy thận nhân tạo liên tục cũng không giải quyết được vấn đề, cuối cùng chỉ còn cách ghép thận mới hy vọng kéo dài sự sống. Gia đình anh K. có vài người chấp nhận cho thận nhưng sau khi được kiểm tra, các chỉ số sinh học đều không phù hợp. Rồi chị Phượng đề nghị bác sĩ xét nghiệm thận của mình và thật bất ngờ, chỉ số này phù hợp đến 90%, đủ điều kiện cấy ghép cho chồng. Không một chút đắn đo, chị quyết định chia sớt một phần máu thịt để cứu chồng. Đến nay, sau 3 năm ghép thận, cuộc sống sinh hoạt của vợ chồng anh K. vẫn hạnh phúc, bình thường như trước khi anh lâm bệnh.

 

Những người hiến tạng cứu người trong buổi lễ vinh danh đầy xúc cảm
Những người hiến tạng cứu người trong buổi lễ vinh danh đầy xúc cảm

 

Có mặt trong số hàng trăm thân nhân của người hiến tạng hội tụ tại hội trường BV Chợ Rẫy là cụ ông Võ Văn Trọng (85 tuổi, ngụ tỉnh Long An), người cao tuổi nhất và cũng là người đầu tiên hiến tạng cứu con tại BV Chợ Rẫy cách đây hơn 20 năm. Dù tuổi cao nhưng ít ai biết rằng gần hết cuộc đời, cụ sống chỉ với 1 trái thận nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. “Nó là con tôi. Tôi bớt đi một quả thận để cứu con mình là lẽ thường. 23 năm rồi, nay nó 57 tuổi và đã có sui gia, tôi cũng đã có đàn cháu ngoại để yêu thương” - ông kể lại.

Nhận thức cộng đồng đang chuyển biến

Trên cả nước, hiện có khoảng 16.000 người đang phải đau đớn chống chọi với bệnh tật vì bị suy tạng. Họ đang mong chờ nguồn tạng hiến của cộng đồng để hy vọng được kéo dài sự sống.

Muốn có nguồn tạng phong phú thì cần sự thay đổi nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng. GS-BS Trần Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Tiết niệu, Thận học

TP HCM - cho biết nguồn tạng hiến có được từ: người hiến tạng còn sống; người hiến tạng chết não; người hiến tạng ngừng tuần hoàn (chết tim, tim ngừng đập). Tuy nhiên, do những rào cản về văn hóa; quan ngại về sức khỏe, tính mạng; sợ sử dụng nguồn tạng cho không đúng mục đích… nên đa số những trường hợp đã hiến tạng là người có quan hệ huyết thống hoặc người thân thích.

Một cuộc khảo sát do GS Sinh và các cộng sự thực hiện mới đây cho thấy suy nghĩ ở cộng đồng về hiến tạng bước đầu đã có sự thay đổi. Theo đó, trong số hơn 1.000 người thuộc mọi tầng lớp, tôn giáo được khảo sát cho thấy có tới 95,5% đồng ý với quan điểm hiến tạng là một nghĩa cử nhân đạo cao đẹp; tỉ lệ đồng ý hiến tạng sau khi chết là 77%; đồng ý hiến tạng người thân sau chết là 63,8%.

Có mặt tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện nay nước ta đang làm chủ kỹ thuật ghép tạng; ngoài ghép thận, gan, Việt Nam đang chuẩn bị triển khai ghép phổi, tụy. Bộ trưởng cho rằng có 3 vấn đề đang thách thức ngành ghép tạng là nguồn tạng; trang thiết bị, bảo quản, vận chuyển; tài chính. Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, ban, ngành cùng chung tay với ngành y tế vận động cộng đồng tham gia hiến tạng cứu người. Bộ trưởng cũng yêu cầu cần nghiên cứu, đánh giá những rủi ro trong quá trình ghép và sau ghép để khắc phục những nhược điểm, ngày càng hoàn thiện kỹ thuật ghép tạng.

 

Nhu cầu bức thiết

Theo Bộ Y tế, từ năm 1992 đến nay cả nước đã có hơn 1.600 người được ghép tạng. Hiện số người cần ghép thận là 8.000 người, 1.500 người cần được ghép gan, trên 6.000 người chờ ghép giác mạc và hàng trăm người có nhu cầu được ghép tim, phổi, tụy... Chỉ riêng TP HCM đã có 467 trường hợp được ghép tạng và hiện số người cần ghép thận tại TP là 3.000 người.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo