xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công bố đúng bản chất dịch là chính danh

Bác sĩ Lê Đình Phương (Bệnh viện FV)

Nhân loại đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đối phó với dịch tả. Trong những kinh nghiệm này không có chỗ cho sự xem thường và chủ quan

Đã có ý kiến cho rằng dân ta, với tập quán kiếm sống liều mạng như cưa bom, phóng xe bạt mạng..., chưa chắc đã mảy may quan tâm và thay đổi hành vi ăn uống vệ sinh sau khi được cảnh báo chính xác về dịch tả.

Người dân đủ kiến thức điều chỉnh hành vi

Thiết nghĩ, nhận định này có phần chủ quan! Vì rằng, truyền thông y học là một khoa học và một nghệ thuật. Đưa tin đích xác, gọi đúng bệnh chưa đủ, mà còn phải biết cách truyền tải các thông điệp y học để chúng phát huy tác động cao nhất trên hành vi người dân.

Hãy nhìn lại các vụ nước tương đen, bánh phở formol, cúm gia cầm! Dù rằng đôi khi chúng đã bị thổi phồng một cách quá đáng, nhưng rõ ràng người dân cũng một thời kiêng dè và cẩn trọng hơn trong việc ăn uống, mà sự ế ẩm của các quán phở gà là một minh chứng.

Đừng nghĩ rằng người dân không đủ kiến thức để suy xét và tự điều chỉnh hành vi sinh hoạt trong thời dịch bệnh. Mới hôm qua thôi, một người bệnh của tôi, giám đốc một cơ sở sản xuất nhựa, khi tôi thử lơ đãng thông báo có dịch tả đang xảy ra, ông ta lập tức chỉ thị thông báo cho toàn bộ nhân viên dưới quyền phải tăng cường tối đa vệ sinh ăn uống, phòng tránh bệnh dịch mà không cần bất cứ gợi ý thêm nào của tôi- một thầy thuốc. Hành động mau mắn, quyết đoán của ông giám đốc đó đáng cho giới y tế suy ngẫm, về nhiều phương diện.

Thật ra, người bệnh Việt Nam là những người bệnh dễ thương và đáng quý nhất thế giới. Khi được chỉ dẫn tận tình, ân cần, họ là những người hợp tác tốt, rất tốt với thầy thuốc của mình. Được làm thầy thuốc cho những con người như thế, thật sự là một sung sướng và vinh dự. Do đó, hãy nói thẳng, nói thật, hãy tuyên truyền phòng chống bệnh một cách chuyên nghiệp, bài bản! Đừng nghĩ rằng quần chúng sẽ bỏ qua những thông điệp này mà phớt lờ sinh mạng của mình!

Vì vậy, bộ máy truyền thông y tế hãy đặt mình như một đối tác (partner) trung thực và ngang hàng với người dân, thay cho sự chỉ đạo từ trên xuống, mới có thể khơi dậy sự hợp tác mau mắn của quần chúng trong cơn dịch bệnh này. Xin nói thêm, là một thầy thuốc, tôi không thích cụm từ đầy trịch thượng: “giáo dục bệnh nhân” (patient education) vẫn đầy rẫy trong các sách giáo khoa y học. Thay vào đó, từ “tham vấn y khoa” (medical conselling) có vẻ dễ chịu, gần gũi và... dễ thương hơn nhiều!

Dịch tả có thật sự nguy hiểm không?

Chắc chắn là có! Vì khả năng lây lan nhanh chóng và tử vong có thể lên đến 50%, nếu không điều trị. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh một bệnh nhân với hốc mắt trũng sâu, tay chân lạnh ngắt, nằm trên một cái giường có khoét một lỗ tròn dưới mông mà bên dưới là một cái xô để đựng chất thải đang tuôn ra như suối. Bên trên là ba đường truyền dịch đang chảy tối đa, mà dân trong nghề gọi là “xối dịch”. Phải “xối dịch”, chứ không phải truyền dịch mới bù đắp được những xáo trộn cực kỳ nặng nề về thể dịch, kiềm toan, điện giải mà người bệnh đang chịu đựng.

Bài học bù nước, điện giải, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan là một bài học khá khó khăn và phức tạp cho lũ sinh viên chúng tôi thời ấy, kể cả với những thầy thuốc lâu năm trong nghề. Nó chi tiết, rối rắm, đòi hỏi nhiều phương tiện tốn kém để theo dõi như máy đo pH, đo khí máu động mạch, máy đo áp suất thẩm thấu huyết tương, máy đo điện giải đồ... Và cả một lực lượng nhân sự hùng hậu để luân phiên theo dõi nữa. Hoàn toàn không dễ dàng, để việc chăm sóc người bệnh mất nước, trụy mạch theo đúng những quy tắc kinh điển của khoa hồi sức.

Nếu được điều trị chu đáo, y văn cho biết tử vong do dịch tả có thể dưới 1%. Nhưng là người trong nghề, tôi không tin rằng ngành y tế nước ta có đủ khả năng về nhân sự và trang thiết bị để đạt được con số 1% ngoạn mục này. Không phải tôi coi thường khả năng hồi sức của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Bạch Mai, nhưng làm sao để có tiền và thời gian để có trang thiết bị đầy đủ và một lực lượng nhân viên, thành thạo về hồi sức nước điện giải từ tuyến trung ương đến các tỉnh thành, thôn xóm? Hãy trông vào sự quá tải của các bệnh viện tại Hà Nội trong những ngày gần đây để thấy rằng chúng ta đang đối mặt với sự khủng hoảng thiếu trầm trọng này!

Phòng bệnh, nhất là bệnh dịch tả, vẫn tốt hơn trông cậy vào phép lạ của khoa hồi sức khi đã mắc bệnh!

Chiến thuật gây sợ hãi cho đám đông

Khác với những thông điệp chính trị bị thổi phồng theo kiểu vũ khí hủy diệt hàng loạt trong cuộc chiến Iraq, dịch tả xứng đáng bị lo sợ về mức độ tàn phá của nó trên mức độ lây lan và tử suất. Nếu xét thêm sự quá tải hiện có của hệ thống y tế nước ta, nỗi lo sợ này có lẽ phải được nhân lên nhiều lần. Vì vậy, khác với những chiến thuật gây sợ hãi cho đám đông (mass fear strategy) để lèo lái nhận thức chính trị của họ, mà cuộc chiến Iraq là một thí dụ, tôi tin rằng giúp quần chúng biết sợ dịch tả, theo đúng bản chất nguy hiểm vốn có của nó, là một việc chính danh, cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho họ.

Nhân loại đã có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để đối phó với dịch tả. Trong những kinh nghiệm này không có chỗ cho sự xem thường và chủ quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo