xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổ bệnh vì nắng nóng

NHÓM PHÓNG VIÊN

Tại nhiều bệnh viện ở TP HCM, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi..., lượng bệnh nhân tăng đột biến do nắng nóng gay gắt kéo dài

Ghi nhận tại các bệnh viện (BV) lớn ở TP HCM, số người đến khám bệnh đã tăng so với ngày thường khoảng 10%, trong đó chủ yếu là trẻ em và người lớn tuổi.

Sợ nhất bệnh hô hấp, tiêu hóa

ThS-BS Âu Thanh Tùng, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Đại học Y Dược TP HCM, cho biết trung bình mỗi ngày, BV tiếp nhận trên 5.000 bệnh nhân, ngày đầu tuần khoảng 5.700 - 5.800 người. Vào thời điểm nắng nóng, số bệnh nhân đến khám tăng 10% so với bình thường và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.


Người dân TP HCM bịt kín khi ra đường để chống nóng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Người dân TP HCM bịt kín khi ra đường để chống nóng Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo bác sĩ (BS) Tùng, nhóm bệnh tăng thường gặp trong mùa này tập trung vào những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, huyết áp, tim mạch. Riêng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, đột quỵ dao động từ 150-180 ca mỗi ngày và vẫn đang tăng lên.

Bệnh nhi nhập viện do nắng nóng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) Ảnh: HOÀNG PHÚC
Bệnh nhi nhập viện do nắng nóng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) Ảnh: HOÀNG PHÚC

Bình thường, BV Nhân dân 115 (TP HCM) tiếp nhận khoảng 3.500 - 4.000 bệnh nhân mỗi ngày thì nay, con số này tăng thêm 10%. Theo TS-BS Nguyễn Đình Phú, phó giám đốc BV, nhóm bệnh được đưa vào khám, cấp cứu nhiều nhất là về huyết áp, tim mạch, hen suyễn, tiêu hóa.

Ở Quảng Bình - một trong những nơi nắng nóng gay gắt nhất miền Trung - 5 ngày trở lại đây, mức nhiệt nhiều khi lên tới 40 độ C. BV Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới đã quá tải. BS Phạm Thị Ngọc Hân cho hay mỗi ngày, Khoa Nhi tiếp nhận 30-50 trẻ từ 2-4 tuổi và cả trẻ sơ sinh. Các bé được gia đình đưa đến khám với các biểu hiện của bệnh sốt, viêm phế quản, tiêu chảy...

Đang bế con nhỏ khóc quấy, chị Nguyễn Thị Quế (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết con chị sốt cao nên phải nhập viện cách đây 3 hôm, được các BS tích cực điều trị nên đã bớt sốt. Tuy nhiên, gia đình chưa dám cho cháu về nhà vì thời tiết vẫn nóng.

Tại BV Đa khoa Quảng Ngãi, hàng trăm người chăm bệnh và cả bệnh nhân nằm la liệt, vật vạ trên hành lang để chống chọi với cái nắng. Theo BS Nguyễn Tấn Phụ, Trưởng Khoa Nhi, số trẻ em mắc các bệnh mùa nắng có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, BS Phạm Hoàng Hưng, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa - BV Trung ương Huế, cũng khẳng định trung bình mỗi ngày có đến 300 bệnh nhân đến đây khám chủ yếu về bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy, sốt; cao điểm có khi trên 350 người. Số điều trị nội trú hiện là 350-400 người nhưng trung tâm chỉ có 200 giường. BV đang phải tìm cách bố trí hợp lý để tránh tình trạng nằm ghép.

Chống nóng, tránh bệnh một cách khoa học

BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho biết mùa nóng cũng là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết nắng nóng, nhu cầu uống nước của mỗi người đều tăng. Nhiều bé do không biết đã sử dụng những nguồn nước không bảo đảm. Thực phẩm mau hỏng, dễ ôi thiu cũng là nguyên nhân của các bệnh tiêu hóa. Vì vậy, BS Phúc khuyến cáo nên dạy trẻ nhận biết và sử dụng thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh, như phải uống nước đun sôi để nguội và chỉ cho trẻ biết chỗ để sử dụng loại nước đó.

Nếu trẻ bị bệnh tiêu hóa, chẳng hạn tiêu chảy, cũng có những cách giúp khỏi bệnh tại nhà mà không cần nhập viện. Đó là cho trẻ uống bù dung dịch phù hợp, ăn đầy đủ. Với trẻ còn bú mẹ thì nên cho bú càng nhiều càng tốt. Cần tránh quan niệm sai lầm là không cho trẻ ăn hay uống ngay sau khi dùng thuốc cầm tiêu chảy. Niêm mạc ruột cần năng lượng để hồi phục nên trẻ cần ăn uống đầy đủ.

“Thuốc cầm tiêu chảy chống chỉ định với trẻ dưới 5 tuổi và có thể gây hiện tượng ứ trong bụng mà không đi ra ngoài, có thể thủng ruột và trẻ vẫn mất nước. Lạm dụng truyền nước biển cũng không nên vì bù nước bằng đường uống vẫn là tốt nhất” - BS Phúc lưu ý.

Bệnh hô hấp cũng bất ngờ gia tăng trong các đợt nắng nóng, đặc biệt ở người già và trẻ em. Điều này khá ngược đời bởi đa phần bệnh hô hấp tăng mạnh vào mùa lạnh. Điều này được lý giải bởi thói quen giải nhiệt không khoa học bằng quạt máy, máy lạnh; nhất là khi mở các phương tiện này với công suất lớn trong lúc người ngồi trong phòng lại đang đổ mồ hôi hay mới đi nắng vào. Gió mạnh, khí lạnh phả vào người đang ướt mồ hôi hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đều gây bệnh.

Người già, trẻ em - vốn có sức chịu đựng yếu - sẽ dễ bệnh hơn. Vì vậy, các BS khuyến cáo nên chống nóng một cách khoa học hơn bằng cách uống đủ nước, ăn mặc phù hợp, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng… song song với việc chống nóng thụ động bằng quạt máy hay máy lạnh.

Số ca cấp cứu tăng mạnh

BV Chợ Rẫy (TP HCM) hiện mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhân. Theo BS Lê Trung Nhân, Trưởng Khoa Khám bệnh, dù số người đến khám tại khoa chưa biến động nhiều nhưng số ca cấp cứu đã tăng mạnh. Khoa Cấp cứu hiện mỗi ngày tiếp nhận 300 ca.

Ngoài những người có nguy cơ về tụt huyết áp, người già biến chứng đột ngột đột quỵ thì với người bình thường, hoạt động thể thao…, mùa này sợ nhất là mất nước, tụt điện giải dẫn đến biến cố khó lường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo