xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đo tai cần được quan tâm như đo mắt

Bài và ảnh: Nhất Phương

Điếc gây ảnh hưởng nhiều đến quan hệ xã hội, tâm lý giao tiếp và làm giảm chất lượng sống của người bệnh nhưng từ trước đến nay việc đo thính lực bị bỏ qua. Ở các nước tiên tiến, sau khi trẻ sinh ra đều được tầm soát về mắt, tay chân, bộ phận sinh dục và tai, nhưng ở ta, nhiều trẻ em được cha mẹ đưa tới khám quá muộn.

Có trẻ đến 6 - 7 tuổi mà người nhà vẫn không biết là cháu bị điếc. Điều này khiến trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi vì một thời gian dài không tiếp xúc với âm thanh. Việc phát hiện và đeo máy nghe sớm trước 6 tháng tuổi có hiệu quả rất nhiều so với đeo máy sau 6 tháng.

Thử thính lực bằng giọng nói người mẹ

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng Khoa Thính học Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TPHCM, cho biết điếc gây ra hậu quả rất nặng nề cho trẻ. BV Tai Mũi Họng TPHCM vừa triển khai phương pháp tầm soát tình trạng điếc ở trẻ sơ sinh bằng giọng nói nữ. Phương pháp này có thể hướng dẫn cho cha mẹ thử thính lực của trẻ tại nhà, dễ thực hiện nhất và không tốn tiền. Do trẻ sơ sinh nhạy với tần số cao hơn tần số trầm, vì vậy người ta dùng giọng nói nữ để thử. Đặc biệt là giọng nói của mẹ, vì khi ở trong bụng mẹ, bé cũng đã nghe hằng ngày nên quen thuộc và nhạy với giọng của mẹ hơn.

Thạc sĩ-bác sĩ Lê Long Hải, Trưởng Khoa Thính học BV Tai Mũi Sài Gòn, cho biết cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ bị điếc hoặc giảm thính lực. Ở Việt Nam hiện chưa chú trọng đến việc tầm soát tai nhưng tại các BV chuyên khoa tai mũi họng hiện nay thầy thuốc có thể tầm soát cho trẻ sơ sinh một ngày tuổi bằng máy OAE để đo âm ốc tai.

Bác sĩ Bích Thủy cũng khuyến cáo nếu thử phương pháp bằng giọng nói tại nhà cho trẻ mà phát hiện trẻ không có phản ứng hoặc phản ứng không rõ với âm thanh, cha mẹ nên đưa trẻ đến BV Tai Mũi Họng TPHCM để chẩn đoán chính xác trẻ có nghe kém hay không bằng các phương pháp khách quan, hiện đại như đo âm ốc tai OAE hay đo điện thính giác thân não ABR.

Sự suy giảm thính lực này có thể xảy ra ngay sau khi trẻ sinh ra hoặc tiến triển một thời gian đầu sau sinh. Vì vậy, các trẻ thuộc nhóm này sau khi được xác định có sức nghe bình thường vẫn cần phải được theo dõi về thính lực trong một năm đầu sau khi sinh và các năm tiếp theo.

Quan tâm đến sức nghe của người lớn tuổi

Thạc sĩ – bác sĩ Lê Long Hải cho biết ở những đô thị lớn như TPHCM hiện nay, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tăng, bên cạnh đó việc nghe nhạc bằng tai nghe (earphone, headphone) hoặc môi trường quán bar, vũ trường, các khu công nghiệp là những yếu tố gây giảm thính lực (giảm sức nghe). Tuy nhiên, do chỉ gây ảnh hưởng ở tần số cao nên không ai nhận thấy thính lực của mình đang bị giảm.

Bên cạnh nhóm đối tượng bị điếc do bẩm sinh, còn có những người giảm sức nghe do bệnh lý, thường tập trung vào nhóm trẻ lớn hơn. Hoặc tình trạng giảm thính lực tập trung ở những người trên 65 tuổi, 90% người ở nhóm tuổi này có vấn đề về thính lực. người lớn tuổi cũng cần có nhu cầu giao tiếp, nếu sức nghe giảm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tình cảm, tâm trạng tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Người lớn tuổi dễ có tâm lý mình trở thành người thừa hoặc tự cách xa mọi người trong gia đình do khả năng giao tiếp giảm. Người lớn tuổi cần được kiểm tra thính lực, xác định độ điếc để đeo máy trợ thính phù hợp. Bác sĩ Hải cũng khuyên mọi người nên nhìn nhận việc đo thính lực như đo mắt để được phát hiện và điều trị hoặc hỗ trợ bằng máy trợ thính kịp thời.

Cách phát hiện trẻ nhũ nhi điếc tại nhà

Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết trước tiên là chọn phòng thử yên tĩnh, ánh sáng dịu, cách âm càng tốt. Trẻ được đặt nằm trên giường. Để việc thử được chính xác nhất, người mẹ nên thử lúc trẻ mới vừa thiu thiu ngủ (khi thức, trẻ thường có những cử động ngẫu nhiên hoặc đáp ứng do nhìn thấy). Lúc đó, trẻ thường nằm yên nên những đáp ứng với âm thử dễ quan sát nhất.

Người thử đứng cách trẻ 1 m và phát ra âm thử là các âm lưỡi như: A, I, M, S, X. Cường độ âm thanh phát ra làm sao cho vừa đủ dao động khoảng 60-70 dB (tương đương với một giọng nói bình thường). Thời gian phát ra âm thanh khoảng 2-5 giây.

Khi nghe âm thanh, các phản ứng của trẻ có thể là: mở mắt, chớp mắt, cười, vặn mình, ngọ nguậy chân tay. Có thể thử nhiều lần để củng cố thêm kết quả thu được vì có nhiều trẻ có thể không phản ứng hoặc phản ứng chậm dù sức nghe bình thường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo