xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dược thiện khi viêm đại tràng

Lương y ĐINH CÔNG BẢY (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM)

Thay đổi chế độ ăn uống, tạo cho mình cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng là phương cách hiệu quả để ngừa bệnh viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính còn gọi là viêm loét đại tràng không đặc hiệu. Những triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, tùy mức độ nặng nhẹ có thể kèm theo đau bụng hoặc mót rặn; đau bụng, có thể là âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, thường ở vùng bụng dưới bên trái; kiết lỵ, phân thường có máu, mủ hoặc chỉ ra máu. Bệnh lâu ngày làm cho người bệnh gầy yếu, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, có khi sốt nhẹ, thiếu máu.

Trong đông y phân thành 4 trường hợp viêm đại tràng mãn tính để điều trị. Tương ứng với đó là các món ăn và bài thuốc hữu hiệu mà chúng ta nên áp dụng để hỗ trợ cho việc điều trị.

Nhiễm thấp nhiệt độc

Đây là trường hợp bị nhiễm khuẩn thường gặp lúc mới viêm đại tràng hoặc lúc tái phát. Triệu chứng là đau bụng, tiêu chảy, đi cầu mót rặn, phân có máu mủ. Ở thể bệnh này có 2 món ăn và bài thuốc sau đây:

img
Đồ ăn, thức uống bán ở lề đường thường không bảo đảm vệ sinh,
dễ nhiễm khuẩn hoặc virus đường ruột gây viêm đại tràng. Ảnh: XUÂN THẢO

Bài 1

với nguyên liệu là rau sam (sao) 40 g, cỏ mực (sao đen) 40 g, đậu đỏ (sao chín) 40 g, hoa hòe (sao đen) 30 g; tất cả đem sắc với 600 ml nước cho đến lúc  còn 250 ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Bài 2 với nguyên liệu là rau sam (sao) 40-60 g, mã đề 40 g;
tất cả đem sắc với 500 ml nước cho đến lúc còn 200 ml; chia 2 lần uống lúc đói bụng.

Tì vị hư tổn

Là trường hợp đau bụng, tiêu chảy, thức ăn không tiêu, chán ăn hoặc khi ăn những thức ăn lạ, thức ăn sống lạnh, tanh… là đau bụng, buồn nôn, người mệt mỏi, lười vận động. Ở thể bệnh này có các món ăn và bài thuốc sau đây:

Bài 1 với nguyên liệu là rễ cây đinh lăng (sao) 12-16 g, đậu ván (sao) 12-16 g, vỏ quýt khô (sao thơm) 6-8 g, mã đề 10-12 g; tất cả đem sắc với 500 ml nước cho đến lúc còn 200 ml; chia 2 lần uống trước bữa ăn. Bài 2 với nguyên liệu là hạt sen (sao chín) 120 g, đậu ván (sao chín) 120 g, vỏ quýt khô (sao thơm) 30 g, củ sả (sao thơm) 30 g, củ khoai mài (sao chín) 60 g; tất cả tán thành bột mịn; ngày dùng 2 lần, mỗi lần 12-15 g, uống với nước ấm trước bữa ăn. Bài 3 với nguyên liệu là củ sả (sao thơm) 15 g, củ riềng khô 10 g, gừng khô 6 g; tất cả sắc với 500 ml nước cho đến lúc còn 200 ml; chia 2 lần uống trước bữa ăn. Bài 4 với nguyên liệu là mã đề (sao) từ 10-16 g, trà xanh 3 g đem hãm với nước sôi khoảng 20 phút; dùng uống trong ngày. Bài 5 với nguyên liệu là gạo lức 80-100 g (sao thơm) nấu thành cháo nhừ; chia ăn từ 2-3 lần trong ngày, ăn nóng vào lúc đói bụng. Bài 6 với nguyên liệu là đậu ván trắng 60 g, củ khoai mài 60 g và gạo tẻ (hoặc gạo lức) 50 g cho vào nồi ninh thành cháo; chia ăn 2-3 lần trong ngày.

Can tì bất hòa

Là trường hợp thường đau bụng, đi tiêu chảy mỗi khi tinh thần bị kích động. Mỗi lần đại tiện xong thì hết đau, vùng ngực và bụng đau tức, chán ăn, ợ chua, bụng sôi, người bứt rứt không yên. Ở thể bệnh này có các món ăn và bài thuốc sau đây:

Bài 1 với nguyên liệu là trứng gà 2 quả luộc chín, bóc vỏ rồi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu trong 15 phút cùng với phật thủ (xắt sợi nhỏ) 15 g và hoa lài 10 g; nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.
Bài 2 với nguyên liệu là gạo tẻ 60 g và đậu ván trắng 60 g (đãi sạch), đem ninh với 30-50 g củ sen thành cháo; dùng ăn nóng vào lúc đói bụng. Bài 3 với nguyên liệu là vỏ quýt khô (hoặc vỏ trái quất) 100 g, màng trong mề gà 20 g; 2 thứ rửa thật sạch, sấy khô, sao thơm rồi tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần; mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 g với nước ấm.

Tì thận dương hư

Triệu chứng của thể bệnh này là tiêu chảy kéo dài, người gầy yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng nhợt hoặc vàng nhợt, ăn kém, lạnh bụng, thích chườm nóng, bụng đau âm ỉ; sáng sớm tỉnh giấc phải đi ngoài ngay, sau khi đi ngoài thì đỡ đau bụng. Ngoài ra, cơ thể còn bị ù tai hoặc thính lực giảm, lưng đau, gối mỏi, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng.  Ở thể bệnh này có các món ăn và bài thuốc sau đây:

Bài 1 với nguyên liệu là củ bông súng 30 g, củ khoai mài 30 g, hạt sen 30 g, củ sả 12 g, gừng khô 4 g; tất cả đem nấu với 600 ml nước, sắc còn 200 ml; chia 2 lần uống trước bữa ăn. Bài 2 với nguyên liệu là củ khoai mài 100 g xắt nhỏ, thịt dê 100 g xắt miếng; đem ninh với gạo tẻ 250 g thành cháo, nêm gia vị; chia ăn 2-3 lần trong ngày vào lúc bụng đói.

Cẩn trọng với thức ăn khó tiêu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng mãn tính nhưng chủ yếu là nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus đường ruột do ăn uống kém vệ sinh, không điều độ; ăn nhiều thức ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn sống lạnh, cay nóng; uống nhiều rượu, bia... Có khi mắc bệnh vì quá nhạy cảm với thức ăn hoặc phản ứng tự miễn của cơ thể. Khi tinh thần bị căng thẳng với các trạng thái lo âu, buồn bực, sợ hãi, giận dữ lâu ngày cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, cơ thể suy nhược hoặc sau khi bệnh kéo dài cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi phát sinh viêm đại tràng mãn tính.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo