xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ghìm cương giá thuốc

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Dù Thông tư 01 hướng dẫn đấu thầu thuốc đã có hiệu lực nhưng giá trúng thầu vẫn chênh lệch nhiều khi một trời một vực. Từ ngày 1-4, việc thí điểm quản lý giá thuốc theo thặng số lãi trần được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng này

Theo khảo sát của BHXH Việt Nam đối với 5 loại nhóm hoạt chất Cefoperazol + Sulbactam, Ceftriazon, Levofloxiacin, Cefuroxim và Methyl prednisolon, dù cùng một loại thuốc, hoạt chất, hàm lượng nhưng có giá chênh lệch vài %, thậm chí 2- 3 lần so với mức trúng thầu thấp nhất.
 
img

Bệnh nhân BHYT sẽ bớt gánh nặng đồng chi trả nếu giá thuốc trúng thầu hợp lý

Lộn xộn, mỗi nơi một giá

Thuốc Midapezon 1 g (hoạt chất Cefoperazol + Sulbactam) do Việt Nam sản xuất có giá trúng thầu thấp nhất 28.770 đồng và cao nhất là 64.995 đồng/lọ. Cũng hoạt chất này nhưng thuốc Amzone Inj (Pakitan) giá thấp nhất 31.000 đồng, cao nhất lên tới 71.000 đồng/lọ. Thuốc MGP Axinex-1000 (Việt Nam): 28.000  - 76.000 đồng/lọ. Thuốc Samaxon 1 g (Ấn Độ): 17.850 - 47.250 đồng/hộp. Siratam (Hàn Quốc): 140.000 - 204.500 đồng/hộp. Methylprednisolone-Teva 125 mg (Hungary): 63.000 - 91.520 đồng/lọ. Medexa Inj 125 mg: 71.300 - 131.000 đồng/lọ…

Theo ông Vũ Xuân Hiển, Trưởng ban Dược và Vật tư y tế - BHXH Việt Nam, chính vì sự lộn xộn về giá thuốc trúng thầu nên đầu năm 2013, BHXH đã ban hành giá phổ biến của 5 hoạt chất nêu trên, tương đương với gần 300 tên thuốc. Đây đều là những thuốc có tần suất và số lượng sử dụng, thanh toán BHYT lớn trong các cơ sở y tế. “Chỉ tính riêng 5 hoạt chất này, tiền thuốc BHYT chi trả tại nhiều cơ sở đã chiếm tới 20%” - ông Hiển cho biết.

Ông Hiển cho hay giá phổ biến được BHXH đưa ra sau khi tham khảo, rà soát hàng trăm loại thuốc trúng thầu tại nhiều bệnh viện. Đây là cơ sở để các hội đồng duyệt giá trúng thầu giảm thiểu tình trạng thuốc có giá quá cao dẫn đến bất lợi cho bệnh nhân và quỹ cho người bệnh BHYT. “Việc kiểm soát giá thuốc còn liên quan mật thiết đến sự “an toàn” của quỹ BHYT vì tiền thuốc luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí khám - chữa bệnh. Năm 2012, trong 33.000 tỉ đồng được BHYT thanh toán, tiền thuốc chiếm đến 25.000 tỉ đồng” - ông Hiển nói.

Sẽ sớm minh bạch?

Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng Phòng Quản lý thuốc - BHXH Việt Nam, cho biết BHXH sẽ minh bạch trong thông tin về giá thuốc bằng cách đưa toàn bộ giá trúng thầu lên mạng và công bố giá phổ biến để các địa phương có cơ sở so sánh. Đây là công cụ nhằm rút ngắn khoảng cách chênh nhau một trời một vực giữa các loại thuốc đấu thầu.

“Hiện có hơn 900 hoạt chất, tương đương 22.000 tên thuốc, nếu không có hướng dẫn thì giá thuốc sẽ loạn trong ma trận” - bà Vân đánh giá. Theo bà Vân, trong năm 2013, BHXH sẽ đưa ra mức giá phổ biến đối với 20 hoạt chất, tương đương vài trăm tên thuốc, là cơ sở tương đối để xét giá trúng thầu.

Cho rằng Thông tư 01 về đấu thầu thuốc sẽ bịt được những lỗ hổng so với quy định cũ nhưng ông Hiển vẫn lo ngại với việc có hàng trăm hội đồng đấu thầu thì tình trạng mỗi nơi một giá khó thể chấm dứt. Theo một đại diện cơ quan bảo hiểm, việc để doanh nghiệp tự định giá, tự chịu trách nhiệm, tự đăng ký kê khai đã dẫn đến tình trạng giá thuốc rất cao so với giá trị thực. Ông Hiển nhìn nhận để quản lý được giá thuốc, cần có quy định về giá trần tối đa và cứ 6 tháng công bố một lần. “Đưa ra giá trần của thuốc không quá khó khăn. Ước tính, nếu cộng cả chi phí thì mức chênh lệch khoảng 30%- 40% so với giá gốc” - ông Hiển nói.

Với việc minh bạch và quy định về thí điểm quản lý giá bằng phương pháp thặng số bán buôn tối đa toàn chặng đối với các thuốc do ngân sách Nhà nước và BHYT chi trả tại 9 đơn vị từ ngày 1-4, cơ quan quản lý kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng mua bán lòng vòng qua các tầng nấc trung gian, nhiều chi phí ngầm để đẩy giá lên cao. Theo bà Vân, 12 hoạt chất được áp dụng thí điểm tại 9 đơn vị này đều những loại thuốc có giá trị sử dụng lớn, giá chênh lệch nhiều giữa các mặt hàng cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế…

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, cho biết thặng số bán buôn tối đa toàn chặng là quy định về mức chênh lệch tối đa được phép của giá bán buôn cung ứng cho các cơ sở y tế của Nhà nước so với giá trị gốc của thuốc. Thặng số này gồm các chi phí và lãi tối đa cho toàn bộ giai đoạn từ nhập khẩu tới bán buôn. Với thuốc sản xuất trong nước, mức lãi tối đa là 20% giá thành đang có hiệu lực.
 

Chỉ định, kê thuốc kiểu “quen tay”

Theo kết quả giám sát mới nhất, BHXH Việt Nam vừa phát hiện tình trạng cùng một loại bệnh nhưng được chỉ định nhiều loại thuốc đắt tiền cùng tác dụng. Điều đáng nói là với một số loại thuốc ung thư, sản phẩm sản xuất tại nước có nền công nghiệp dược thấp lại có giá cao hơn loại của nước phát triển. Tại một số cơ sở y tế, bác sĩ “quen tay” kê thuốc của Hàn Quốc, trong khi cùng tác dụng, thuốc sản xuất tại Úc có giá thấp hơn. “Điều này góp phần làm tăng gánh nặng đồng chi trả cho bệnh nhân ung thư” - một cán bộ BHXH băn khoăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo