xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẩn cấp dập dịch sởi!

THẾ DŨNG

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, theo dõi tình hình dịch sởi; nếu tuyên truyền tốt thì đã giảm được tỉ lệ mắc, không có chuyện lây chéo gây tử vong cao

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp khẩn với Bộ Y tế bàn về công tác phòng chống dịch sởi chiều tối 23-4.

Lỗi do tuyên truyền

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra căng thẳng khi thông báo đến ngày 23-4, dịch sởi đã lan ra 61/63 tỉnh, thành với 3.569 ca mắc trong số 9.932 ca sốt phát ban dạng sởi. Trong đó, riêng Hà Nội chiếm 37% số ca mắc. Tại một số bệnh viện (BV) tuyến trung ương, bệnh nhân sởi mới nhập viện đang chững lại, còn 5-10 người/ngày so với 30 người vào cao điểm đầu tháng 4. Đến nay, đã có 25 người tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong vì liên quan đến sởi, chủ yếu điều trị tại các BV tuyến trung ương ở Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết “không thiếu thứ gì” trong phòng chống dịch sởi. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết “không thiếu thứ gì” trong phòng chống dịch sởi. Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định hầu hết các ca mắc sởi do không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc-xin sởi (chiếm 86,4%). Chỉ có 9,9% ca mắc đã tiêm chủng 1 mũi vắc-xin sởi. Đến nay, tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi cả nước đạt 65,3%; 5 tỉnh có tỉ lệ tiêm vét đạt trên 90%, 47 địa phương đạt trên 50%, 11 tỉnh dưới 50%. Trong khi đó, vắc-xin sởi không thiếu do trong nước sản xuất được - chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản - và là loại rất tốt.

Nghe xong báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hỏi ngay: “Máy thở từ kho dự trữ đưa ra có dùng tốt không? Vắc-xin có đủ không?”. Đáp lại, người đứng đầu ngành y tế khẳng định tốt và đủ cả.

“Bộ trưởng có lo thiếu gì cần đầu tư để ngăn chặn dịch?” - Thủ tướng lại hỏi. Bộ trưởng Bộ Y tế trấn an hiện công tác phòng chống dịch không thiếu gì. Về chuyên môn, Bộ Y tế đã lên phác đồ điều trị, các phương án ngăn chặn, lập kế hoạch dịch tễ toàn diện. Song, bà Tiến lo ngại tỉ lệ tiêm chủng bệnh sởi không cao “vì sợ tai biến”, nhất là ở thành phố lớn, người dân có dân trí cao.

“Công tác truyền thông yếu và không hiệu quả dẫn đến tỉ lệ tiêm chủng thấp. Rồi việc người bệnh tập trung đông tại một số BV tuyến trung ương ở Hà Nội, trong khi cơ sở vật chất thiếu, nhất là phòng điều trị, không đủ đáp ứng. Cứ nằm ghép thì việc giảm tử vong gặp rất nhiều khó khăn” - bà Tiến phân trần và cho biết sẽ phân tuyến để giảm tải, phấn đấu đạt mức tiêm vắc-xin trên 90%.

Liên tiếp nhắc lại nhiều lần sự yếu kém trong truyền thông phòng chống dịch cũng như nhiều địa phương thiếu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế mong mỏi: “Một mình ngành y tế lo là không đủ. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng phối hợp chỉ đạo tuyên truyền, tránh làm người dân hoang mang”.

Hạn chế thấp nhất tử vong

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Y tế, các cơ quan chức năng của bộ và các địa phương, nhất là Hà Nội, TP HCM tập trung chỉ đạo chặt chẽ việc cấp cứu, điều trị người mắc sởi; phải hạn chế thấp nhất tử vong, không để lây chéo. Thủ tướng nhấn mạnh: “Không được dồn bệnh nhân vào một chỗ quá đông và quyết tâm dập tắt sởi càng sớm càng tốt”.

Về kết quả tiêm chủng, Thủ tướng khẳng định vai trò của tuyên truyền hết sức quan trọng, cần tập trung làm tốt để người dân đi tiêm phòng, phấn đấu tối thiểu 95%. Thủ tướng yêu cầu: “Hiện chỉ đạt 65,3% là rất thấp, có tới 11 tỉnh dưới 50% cần phải phê bình. Người dân chưa nhận thức được đầy đủ thì phải tích cực phổ biến, vận động chứ sao lại để họ lao đi mua hạt mùi, rau ngổ… tác dụng có hạn?”.

Thủ tướng khẳng định Bộ Y tế cũng như các địa phương cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, theo dõi tình hình dịch bệnh cho kịp thời, đúng mức, trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực và hiệu quả. Nếu thời gian qua làm tốt việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thì đã giảm được tỉ lệ mắc và không có chuyện dồn lên một chỗ tạo ra lây chéo.

“Nói thiếu máy thở là không được. Máy thở có khó gì đâu, dự trữ quốc gia có thì đề xuất lấy ra dùng. Điều kiện có thể làm tốt hơn nữa mà để dịch xảy ra là không được” - Thủ tướng nêu rõ.

Không lo thiếu vắc-xin

Chiều 23-4, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có công văn khẩn về tình hình cung ứng thực tế vắc-xin phòng bệnh sởi và vắc-xin phòng bệnh thủy đậu.

Theo đó, hiện nay, có 2 vắc-xin phòng bệnh sởi đơn giá và 6 vắc-xin phòng bệnh sởi đa giá (sởi, quai bị, Rubella) có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực. Trong đó, vắc-xin MVVAC (số đăng ký QLVX-0295-09) do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế sản xuất với công suất 7,5 triệu liều/năm, có thể đáp ứng đầy đủ cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và nhu cầu tiêm chủng dịch vụ của người dân. Cục Y tế dự phòng và các đơn vị có nhu cầu cần chủ động dự trù liên hệ để được cung cấp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo