xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không có vắc-xin an toàn tuyệt đối

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Sau những phản ứng với vắc-xin Quinvaxem gây chết người, nhiều phụ huynh hoang mang có nên tiếp tục tiêm chủng cho trẻ hay không…

Chị Trần Hải Yến ở quận Thanh Xuân - Hà Nội đã quyết định ngừng cho 2 cậu con trai sinh đôi tiêm mũi vắc-xin Quinvaxem “5 trong 1” thứ hai ở trạm y tế phường vì sau mũi tiêm đầu tiên, cả 2 con chị sốt cao, khóc ngằn ngặt gần một ngày sau tiêm. Chị Yến cho biết dù đã quá lịch tiêm 3 ngày nhưng vợ chồng chị chưa dám quyết định có tiêm tiếp hay không.

Đã từng xảy ra nhiều sự cố

img

Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh ở trẻ

Không riêng gì chị Yến, tâm lý lo lắng, thận trọng cũng xảy ra với khá nhiều phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi phải tiêm phòng trên cả nước. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đang có những kết quả khả quan.

Sức ép từ các sự cố tai biến sau tiêm vắc-xin cũng khiến không ít cán bộ tiêm chủng lo âu mỗi khi đến kỳ tiêm chủng. Một cán bộ tiêm chủng ở Hà Nội chia sẻ: “Tai biến sau tiêm vắc-xin cũng khiến người dân nghi ngại về chất lượng phục vụ, còn nhân viên y tế lo ngại bị khiếu nại trong khi đã làm đúng chuyên môn. Điều đó khiến chúng tôi rất nản vì cứ có sự cố là lại đem nhân viên y tế ra... mổ xẻ, trong khi nguyên nhân đâu phải do chúng tôi…”.

Đây không phải là lần đầu tiên các bậc làm cha mẹ cũng như dư luận lo âu vì những sự cố liên quan đến vắc-xin. Nhiều trẻ tử vong sau tiêm vắc- xin viêm gan B vào năm 2007 đã khiến nhiều người dân hoang mang, nhất là khi chỉ trong vòng 10 ngày đã xảy ra tới 4 vụ tai biến, trong đó có 3 trường hợp tử vong. 

Đầu năm 2012, các bậc cha mẹ lại bị một phen hoảng hốt khi Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng sử dụng vắc-xin Rotarix cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tháng tuổi để phòng tiêu chảy do Rotavirus vì thông tin vắc-xin này chứa thành phần của một virus heo.
Ngoài ra, thông tin vắc-xin Infanrix “6 trong 1” ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và HIB bị thu hồi vì có nguy cơ không đạt chuẩn cũng khiến dư luận lại một lần nữa phải ngỡ ngàng về một loại “thuốc” đặc biệt phần lớn để ngừa bệnh cho trẻ.            

Người dân nên cân nhắc

Theo một chuyên gia dịch tễ, với hàng loạt sự cố liên quan đến vắc-xin như trên, việc người dân cảm thấy bất an, thậm chí ngừng cho con tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng là điều dễ hiểu. GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho rằng không có vắc-xin nào an toàn 100%. Do đó, người dân phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

GS-TS Phạm Ngọc Đính, Phó Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam, nhấn mạnh đưa trẻ đi tiêm chủng là việc hết sức cần thiết vì thực tế tiêm chủng đã giúp ngăn chặn được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
“Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi là 15/1.000, đồng nghĩa với việc hằng năm có trên 22.000 trẻ tử vong do nhiều nguyên nhân. Trong khi mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ được tiêm chủng và chỉ có  16-20 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng và khoảng 9-11 trường hợp tử vong/năm, tỉ lệ vào khoảng 0,6/1 triệu. Đây là tỉ lệ còn nằm dưới ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới là 1/1 triệu mũi tiêm” - GS Đính dẫn chứng.
GS Đính cũng nhìn nhận các mũi tiêm chủng cho trẻ có những rủi ro nhất định. Tuy nhiên, qua tiêm chủng, cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam đã thay đổi, số mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh đã giảm hàng trăm lần, đã thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh… Đó là những lợi ích thấy rõ. 

Nếu có phản ứng mạnh nên ngừng tiêm

Phân tích về các ca tử vong sau tiêm vắc-xin gần đây, GS-TS Nguyễn Trần Hiển cho rằng tử vong sau tiêm có 4 nguyên nhân. Đó là phản ứng của vắc-xin, sai sót trong tiêm chủng, trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn của trẻ, phản ứng sau tiêm. Những trường hợp phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau là những biểu hiện hay gặp. Tỉ lệ phản ứng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng, phải nhập viện thường rất thấp, ít xảy ra. Tuy vậy cũng có nhiều trường hợp tử vong vì một lý do khác nhưng trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm trẻ tiêm chủng. Thực tế, những phản ứng trùng hợp này rất khó tránh do phải dùng một số lượng lớn vắc-xin trong tiêm chủng, đặc biệt là trong những chiến dịch tiêm chủng hàng loạt. Đối với các vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem, nếu mũi 1 có phản ứng mạnh thì nên thận trọng, thậm chí không nên tiêm mũi 2 và 3.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo