xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạm dụng tiêm: Nhiều rủi ro!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, cháu N.V.T ở Hà Tây, 8 tháng tuổi mới bắt đầu ổn định. Theo các bác sĩ điều trị, khi nhập viện bên đùi phải của bé T. đã bị áp xe gây hoại tử với đường kính chiều ngang 2 cm, chiều sâu tới 1 cm, còn bên đùi trái đã bị viêm và đang tiến triển thành áp xe. Nguyên nhân được xác định do kim tiêm không bảo đảm vô trùng.

Thường tiêm vào cơ delta

Một hậu quả đau lòng do lạm dụng thuốc tiêm thời gian qua là hàng ngàn cháu bé bị xơ hóa cơ delta. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu về nguyên nhân gây xơ hóa cơ delta ở Hà Tĩnh được PGS-TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV Nhi Trung ương, công bố là do lạm dụng tiêm kháng sinh. Hậu quả này một phần là do tiêm không đúng vị trí. Thực tế tại nhiều BV, tỉ lệ nhân viên y tế chọn cơ delta để tiêm thuốc vẫn chiếm tỉ lệ cao (26,7%), bởi kỹ thuật tiêm tĩnh mạch còn rất khó đối với các nhân viên y tế. Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, do tình trạng lạm dụng tiêm ở nhiều tuyến cơ sở nên khi bệnh nhân chuyển lên tuyến Trung ương không thể điều trị bằng thuốc uống mà bắt buộc phải dùng đường tiêm.

Nhiều tai biến nguy hiểm

Thuốc tiêm tĩnh mạch đi thẳng vào máu nên có tác dụng nhanh đối với bệnh nhân nhưng độ rủi ro rất cao. TS Dũng cảnh báo trước hết nó gây cảm giác đau đớn cho trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn là phản ứng sốc thuốc dẫn đến tử vong sau tiêm cũng rất nhanh mà không ai có thể tiên đoán. Thực tế có rất nhiều người thấy con bị sốt thường “xin” bác sĩ tiêm cho bé để nhanh khỏi bệnh, thậm chí còn gây sức ép với bác sĩ. Có trường hợp bác sĩ không đồng ý đã lẳng lặng bế con ra ngoài để được tiêm!

Theo TS Bùi Vũ Huy, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, lạm dụng tiêm không chỉ do hiểu biết chưa đầy đủ của các bậc cha mẹ mà còn do nhân viên y tế chưa cẩn thận trong chuyên môn. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể dẫn tới viêm cơ, áp xe cơ và hoại tử vùng bị tiêm. Hơn nữa, hậu quả của những mũi tiêm không an toàn rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong, teo cơ, nhiễm trùng, gây liệt... cho bệnh nhân. TS Huy khuyến cáo, trong trường hợp không cần cấp cứu, bệnh nhân có thể hấp thu được thuốc tốt thì nên sử dụng đường uống. Người bệnh chỉ nên tiêm trong trường hợp nhiễm trùng huyết, tổn thương đường tiêu hóa không uống được thuốc hay bệnh cần cấp cứu kịp thời nhưng cũng phải có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhi sơ sinh bị tiêm nhiều nhất: 2,5 mũi/ngày

Theo khảo sát mới đây về thực trạng tiêm an toàn của Bộ Y tế, trung bình một bệnh nhân điều trị nội trú tiêm 2,2 mũi/ngày. Đặc biệt, bệnh nhi sơ sinh được tiêm trung bình 2,5 mũi/ngày, cao nhất trong số các nhóm bệnh nhân. Có tới 47% người bệnh tiêm 2-3 mũi/ngày, 26% người bệnh tiêm 4 - 5 mũi/ngày và 6,3% phải tiêm 5 mũi/ngày. Một số khoa như huyết học, tiêu hóa, khoa ngoại có tỉ lệ sử dụng thuốc tiêm chiếm đến 90%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo