xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Máy nước nóng trực tiếp: Chú ý thiết bị chống điện giật

LONG GIANG

Máy nước nóng trực tiếp hiện nay được nhiều gia đình sử dụng do giá máy khá rẻ, gọn nhẹ, không chiếm nhiều diện tích và dễ lắp đặt cũng như dễ sử dụng hơn máy nước nóng gián tiếp. Tuy nhiên, không phải máy nào cũng an toàn về điện, nhất là những loại máy có giá rẻ.

Tử vong do ngâm mình trong bồn tắm

Nhiều người bị điện giật do sử dụng máy nước nóng trực tiếp, nhưng chưa xảy ra nguy hiểm dẫn đến chết người vì được can thiệp kịp thời. Mới đây, một người nước ngoài đang sinh sống tại TPHCM đã chết do ngâm mình trong bồn tắm khi máy nước nóng đang hoạt động. Đó là bà Mitermair Veronika, quốc tịch Ý, công tác tại TPHCM hơn một tháng nay và thuê nhà ở một mình tại số 8/33 đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1. Sáng ngày 5- 8-2003, một người bạn của bà Mitermair đến thăm thì phát hiện bà đã chết trong bồn tắm. Theo xác minh ban đầu của Phòng Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM thì bà Mitermair có khả năng chết do sử dụng máy nước nóng trực tiếp bị rò rỉ điện 220 V.

Vì sao máy nước nóng trực tiếp không an toàn?

Theo giới chuyên môn thì máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp đều nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Tuy nhiên, đối với máy nước nóng trực tiếp thì mức độ nguy hiểm về điện cao hơn, do sử dụng nguồn điện trực tiếp. Trong khi máy nước nóng gián tiếp sau khi “nấu” nước xong có thể ngắt nguồn điện (nước vẫn giữ được độ nóng cả ngày) mà không phải sợ bị điện giật.

Máy nước nóng trực tiếp trên thị trường có đến hàng chục loại, giá từ vài trăm ngàn đồng đến trên một triệu đồng/máy. Giá máy càng rẻ thì nguy cơ bị rò rỉ điện càng lớn do sử dụng linh kiện kém chất lượng. Đối với loại máy giá rẻ còn bị nhà sản xuất, lắp ráp “ăn gian” để hạ giá thành bằng cách bỏ bớt một số chi tiết quan trọng trong máy như thiết bị chống giật khi bị rò rỉ điện (có tác dụng ngắt dòng điện kịp thời); thiết bị đo áp lực (khi nguồn nước yếu không đủ áp lực sẽ tự động ngắt điện)... Cho nên khi sử dụng loại máy thiếu các thiết bị trên dễ dẫn đến nguy cơ bị điện giật.

Máy nước nóng trực tiếp do lắp đặt ngay trong phòng tắm là môi trường ẩm ướt, thường xuyên bị đốt nóng từ nguồn điện nhà làm cho các đường dây dẫn điện và các bộ phận mạch bị hở làm rò rỉ điện. Khi sử dụng máy nước nóng phải thường xuyên kiểm tra dộ an toàn, khoảng mỗi tháng 1 lần.

Một số biện pháp phòng điện giật

Kỹ sư Tống Kim Ty cho biết, khi sử dụng máy nước nóng trực tiếp nên chọn máy có gắn thiết bị chống giật bên trong. Thiết bị chống giật gắn trong máy có khá nhiều loại, giá cả cũng khác nhau từ vài chục ngàn đồng cho đến ba, bốn trăm ngàn đồng/ thiết bị. Thiết bị chống giật giá rẻ thường không bảo đảm chất lượng. Linh kiện bên trong không chuẩn nên không phát hiện kịp thời dòng điện bị rò rỉ.

Để bảo đảm an toàn điện, trên đường dây dẫn điện vào máy nước nóng nên gắn thêm thiết bị phát hiện dòng điện rò rỉ (ELCB hoặc RCBO). Các loại thiết bị này cũng hay bị trục trặc cần phải thường xuyên kiểm tra. Biện pháp khác là nối vỏ máy nước nóng đến mặt đất để khi dòng điện bị rò rỉ sẽ đi vào đất làm giảm nguy hiểm khi bị điện giật. Đối với biện pháp tiếp đất, tuy không tốn kém nhiều nhưng phải do người có chuyên môn thực hiện mới  bảo đảm.

 Ngoài ra, người sử dụng máy nước nóng trực tiếp có thể cách ly hoàn toàn với dòng điện bằng cách gắn thêm bồn chứa giống như máy nước nóng gián tiếp. Sau khi cho máy hoạt động, nước nóng vừa đủ xài thì tắt máy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo