xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùa mưa, bệnh đe dọa

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã tiếp nhận trung bình 6.200 bệnh nhân/ngày, tăng gần 20% so với thông thường

Ghi nhận tại các bệnh viện (BV) trên địa bàn TP HCM như Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Da liễu, Phạm Ngọc Thạch..., số người đến khám bệnh trong những ngày gần đây đang gia tăng. Chỉ riêng BV Đại học Y Dược TP đã tiếp nhận trung bình 6.200 bệnh nhân/ngày, tăng gần 20% so với thông thường.

Vi trùng, virus sinh sôi

Theo giới chuyên môn, thường gặp nhất vào mùa mưa là bệnh về đường hô hấp. ThS-BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Trung tâm Chăm sóc hô hấp BV Đại học Y Dược TP, cho biết thời tiết chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa tạo điều kiện cho vi trùng, virus sinh trưởng mạnh, tấn công vào hệ hô hấp của cơ thể. Người bình thường dễ bị cảm sốt, nhức mỏi, ho đàm…; với người đang mắc những bệnh mạn tính về hô hấp thì càng dễ bị nhiễm trùng hô hấp trên, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất vào mùa là trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ có thai. Ngoài ra, những người sống ở vùng ô nhiễm, khu công nghiệp, vùng núi cao khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột cũng dễ mắc bệnh về hô hấp.

Khám bệnh hô hấp và xương khớp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Khám bệnh hô hấp và xương khớp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Nhằm ứng phó với thời tiết trong giai đoạn giao mùa, ThS-BS Hoàng Đình Hữu Hạnh khuyên người dân cần có những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch. Cụ thể là chích ngừa cảm cúm, viêm phổi; có chế độ dinh dưỡng phù hợp (vitamin, trái cây, các loại rau quả, hải sản...); giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh. Trong trường hợp bị viêm phế quản hay viêm phổi, người bệnh cần đến BV để được chẩn đoán, điều trị đúng phương pháp.

Theo TS-BS Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Da liễu BV Đại học Y Dược, bệnh về da cũng là mối đe dọa không thể xem thường khi thời tiết thay đổi. Mưa kèm khí hậu nóng ẩm tác động không ít đối với làn da. Những cơn mưa đầu mùa thưa thớt không đủ để cuốn trôi bụi bẩn hay các tác nhân gây bệnh trong môi trường. “Chúng khiến cho da dễ bị viêm nhiễm, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống” - bác sĩ Thanh cảnh báo.

Xương khớp “lên tiếng”

Vào mùa mưa, ngoài các bệnh truyền nhiễm tấn công trẻ nhỏ, những bệnh về xương khớp cũng là nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là người lớn tuổi, trung niên. Theo thống kê, hơn 90% người bệnh đến khám tại các khoa chấn thương chỉnh hình luôn than phiền về tình trạng đau khớp vốn được xem là triệu chứng của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai hay khớp háng. Không chỉ đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động, nhất là lúc trời lạnh. Thoái hóa khớp thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh nhiều hơn nam giới, những người đã và đang lao động cực nhọc.

TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đại học Y Dược, cho biết thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi co lại, làm giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan ngoại biên, trong đó có da, cơ, khớp, gây ra các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Để phòng bệnh xương khớp trong mùa mưa, giới chuyên môn khuyến cáo nên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày; với người bệnh, sự vận động cơ thể còn có tác dụng giảm đau rõ rệt. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống hợp lý như: khẩu phần gồm thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi; uống thật nhiều nước để duy trì độ trơn giữa các khớp; cố gắng dùng 2 ly sữa/ngày và 2 bữa tôm cua/mỗi tuần để phòng tránh loãng xương - một nguyên nhân gây thoái hóa khớp và đau nhức.

Có 2 phương pháp điều trị đau nhức khớp: Thứ nhất, điều trị không dùng thuốc như nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá vùng sưng viêm, tập vật lý trị liệu lấy lại chức năng. Thứ hai, nếu đau nhiều thì có thể kết hợp dùng thuốc, như: thuốc giảm đau, kháng viêm, giảm co cứng cơ. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc dùng thuốc có thể bị tác dụng phụ như tăng men gan, đau dạ dày, chóng mặt, lừ đừ...

Phòng tai nạn trong nhà

Các chuyên gia cảnh báo nền nhà, thềm nhà, bậc tam cấp, nhà vệ sinh, cầu thang là những nơi mà các cụ ông, cụ bà dễ bị té ngã nên người nhà cần hết sức lưu ý. Theo TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 TP HCM, do tuổi tác, việc đi đứng ở người lớn tuổi bị hạn chế khá nhiều, nếu không cẩn thận có thể bị té ngã gãy đầu dưới xương quay, gãy đầu trên xương cánh tay, gãy mắt cá, gãy xẹp cột sống ngực, gãy vùng xương đùi...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo