xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng niu... sụn tăng trưởng

Bài và ảnh: ANH THƯ

Chấn thương gây ảnh hưởng đến sụn tiếp hợp (hay sụn tăng trưởng) ở trẻ em thường khó chẩn đoán và để lâu có thể bị lệch chi, chi ngắn, chi dài

Bệnh nhi N.T.Y (13 tuổi) được cha mẹ đưa đến bệnh viện (BV) can thiệp khi cổ chân một bên đã bị vẹo vào trong mà không rõ nguyên nhân. Sau khi thăm khám, các bác sĩ (BS) phát hiện chân của cô bé có một tổn thương sụn tiếp hợp ở đầu dưới xương chày đã khá lâu, khiến xương này không tiếp tục phát triển trong khi xương mác bên cạnh lại vẫn dài ra khi cô bé tiếp tục lớn lên dẫn đến vẹo cổ chân.

Khó chẩn đoán, điều trị

BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, người đã phẫu thuật cho cô bé, kể lại: “Chúng tôi nghĩ đến việc kéo dài xương (một phẫu thuật vẫn thường được dùng để điều chỉnh 2 chi không đều hay trong phẫu thuật thẩm mỹ làm tăng chiều cao)nhưng trước giờ người ta thường kéo dài một lúc 2 xương ở cẳng chân, còn kéo mỗi xương chày thì chưa từng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nỗ lực điều trị và rất mừng là sau vài tháng, chân của cháu đã bình thường lại”.

Phẫu thuật chỉnh hình cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM
Phẫu thuật chỉnh hình cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM

Theo BS Mai Văn Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp - chỉ đạo tuyến BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, ông cũng từng gặp một ca tổn thương sụn tiếp hợp nhưng may là được phát hiện khá sớm. “Bé trai 7 tuổi đi chơi hè ở quê thì bị ngã, bầm đầu gối, gia đình đưa đến BV tỉnh khám nhưng không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, 2 tuần sau, khi trở lại thành phố, chân cháu bé tiếp tục đau nên cha mẹ đưa đến BV kiểm tra. Sau cùng, kết quả X-quang kỹ thuật số đã cho thấy có tổn thương sụn tiếp hợp ở vùng đầu gối, cháu bé được phẫu thuật ngay và sau 1 năm theo dõi, sự phát triển đôi chân đã có dấu hiệu bình thường” - BS Thu nói.

Trao đổi thêm về vấn đề này, BS Đỗ Trọng Ánh cho biết ông gặp khá nhiều bệnh nhân đến BV khi tay, chân đã bị lệch, vẹo khá nặng và không còn nhớ các chi bị tình trạng như vậy từ khi nào. Trong thực tế, tổn thương ở sụn tiếp hợp rất khó thấy ngay cả khi đã được chẩn đoán hình ảnh nên dễ bị bỏ qua khi bệnh nhân đi khám lúc chấn thương. Đôi khi bên ngoài bệnh nhân chỉ bị bầm, trầy xước và vẫn đi lại, sinh hoạt bình thường nên nhân viên y tế cũng không nghĩ đến tổn thương bên trong. Trẻ em thường cũng không biết cách “báo động” với cha mẹ nếu cơn đau có hơi dai dẳng trong những tuần sau đó. Vì bị bỏ qua nên xương ở vùng bị tổn thương không dài thêm khiến chi đó bị ngắn hoặc bị lệch, vẹo vào trong hoặc chênh ra ngoài giống như trường hợp cô bé nêu trên. Lúc đó, việc khắc phục sẽ khó khăn hơn nhiều, đôi khi không thể giúp bệnh nhân phục hồi như bình thường được.

Cẩn thận chấn thương vùng khớp

Theo BS Mai Văn Thu, tổn thương sụn tiếp hợp thường gặp ở các bệnh nhân bị va đập, té ngã, tai nạn… liên quan đến vùng khớp xương. Đôi khi một cuộc mổ xẻ vô tình đụng chạm đến sụn tiếp hợp cũng có thể gây tổn thương.

BS Đỗ Trọng Ánh khuyến cáo sụn tiếp hợp đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Vì vậy, cần hết sức chú ý khi có những va chạm làm tổn thương các vùng như khuỷu, cổ tay, đầu gối, cổ chân… Cho dù nhìn bên ngoài tổn thương có vẻ không nghiêm trọng nhưng nếu cơn đau cứ kéo dài dai dẳng lâu không hết thì nên quay lại BV kiểm tra sớm vì có thể có các tổn thương cơ - xương - khớp tiềm ẩn, trong đó có tổn thương sụn tiếp hợp. Nếu chi đã bị ngắn, di lệch thì nên điều trị càng sớm càng tốt bởi việc kéo dài xương cũng chỉ ở một mức độ nào đó và việc “sống chung” với chi không bình thường - nhất là vùng chân - có thể khiến bệnh nhân phải vất vả tập lại dáng đi sau phẫu thuật.

Sụn tiếp hợp, còn gọi là sụn tăng trưởng, nằm ở đầu các xương dài có “nhiệm vụ” giúp trẻ cao lớn thêm theo thời gian. Khi trẻ lớn dần, thân xương không dài ra mà chính các đầu xương tăng trưởng thêm nhờ vào các sụn này. Sụn tiếp hợp tồn tại trong cơ thể trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng 18 tuổi, khi đó việc phát triển chiều cao cũng dừng lại.

 

Vẫn có cơ hội phát triển bình thường

Theo BS Đỗ Trọng Ánh, nếu tổn thương sụn tiếp hợp được phát hiện sớm thì tình trạng chi ngắn, lệch có thể được khắc phục. Phẫu thuật khi mới chấn thương có thể giúp chức năng của sụn tiếp hợp được giữ nguyên, trẻ sẽ phát triển bình thường. Bệnh nhi cần được theo dõi tại nhà một thời gian dài để chắc chắn vùng chi đó không gặp vấn đề. Trong trường hợp tình trạng vẹo, lệch đã xảy ra, cần đưa bệnh nhi đến BV để được phẫu thuật hoặc sử dụng dụng cụ chỉnh hình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo