xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngộ độc thuốc diệt cỏ gây tử vong nhiều ở trẻ em

Bài và ảnh: Thùy Dương

Hiện nay, với phương pháp lọc huyết tương, có hy vọng cứu sống trẻ bị ngộ độc nặng l Các bậc phụ huynh cần lưu ý gần gũi với con em ở tuổi dậy thì, để chúng luôn trong tầm kiểm soát của mình

Giận con đi chơi về trễ, trong lúc chếnh choáng hơi men, anh Đ.H.S đưa ra 3 phương án để con lựa chọn: 1) Ra khỏi nhà. 2) Chịu đòn thật đau. 3) Uống thuốc diệt cỏ Paraquat để tự tử. Đ.T.D.T, 14 tuổi, đã lẳng lặng chọn cách thứ ba. Khoảng 2 giờ sau đó, thấy T. nôn ói, vật vã người nhà mới phát hiện và chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1. Chuyện không đáng có này đã xảy ra vào ngày 16-4 tại Định Quán -Đồng Nai. Mới đây, ngày 21-4, BV Nhi Đồng 2 TPHCM cũng tiếp nhận cháu N.V.A, 14 tuổi, ngụ ở quận Gò Vấp - TPHCM, uống thuốc rầy vì buồn chuyện gia đình.

Ngộ độc thuốc rầy, phần lớn do tự tử

Theo một nghiên cứu gần đây, ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat gây tử vong nhiều nhất trong ngộ độc cấp ở trẻ em, chiếm tỉ lệ 54%. Đa số các trường hợp ngộ độc là do tự tử (94,7%) mà phần lớn là do bị la rầy.

Các bác sĩ cho rằng trước đây những trường hợp như T. sẽ khó cứu sống vì ngộ độc Paraquat quá nặng. Rất may BV Nhi Đồng 1 đã áp dụng phương pháp lọc huyết tương để cứu chữa T. Phương pháp này lần đầu tiên được thực hiện tại BV, cũng là lần đầu tiên ở các tỉnh phía Nam. Ngày 28-4, sau gần 2 tuần điều trị, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức, cho biết T. đã tỉnh táo, nói chuyện được, tiểu được và khả năng cứu sống cao.

Theo bác sĩ Tiến, trong phương pháp lọc huyết tương, máu của bệnh nhân được lấy khỏi cơ thể qua một màng lọc (quả lọc) để lọc phần huyết tương, còn phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) trả về cho bệnh nhân. Phương pháp được áp dụng khi độc chất có trọng lượng phân tử lớn hoặc gắn kết chặt với huyết tương, ngoài ra phương pháp còn được áp dụng trong một số bệnh lý miễn dịch có nhiều tự kháng thể.

Cần lắng nghe và tôn trọng

Chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, BV Nhi Đồng 2, cho biết khi còn nhỏ trẻ thường chịu sự chi phối hoàn toàn của bố mẹ. Lúc trưởng thành mới có đủ nhìn nhận để độc lập suy nghĩ và tự quyết định. Còn ở lứa tuổi không phải là trẻ con, giai đoạn dậy thì (12 đến 16 tuổi), trẻ lĩnh hội nhiều quan điểm giáo dục khác nhau từ gia đình đến bạn bè nên ít chịu sự chi phối của bố mẹ. Trong giai đoạn này, do cơ thể phát triển mạnh nên trẻ thấy mình có thể làm được tất cả, muốn suy nghĩ độc lập nhưng lại chưa hình thành hệ thống chuẩn mực rõ ràng nên tâm lý dễ bị rối bời. Trong giai đoạn này, trẻ cũng hay quan trọng hóa vấn đề, chỉ cần một câu nói hay một hành động gây buồn, tự ái là trẻ hành động bộc phát. Do vậy, hơn lúc nào hết, trong giai đoạn này trẻ cần sự lắng nghe, thông cảm, tôn trọng của gia đình, đặc biệt là bố mẹ. Các bậc cha mẹ nên hiểu sự phát triển tâm sinh lý con người ở giai đoạn này để chấp nhận một số biểu hiện khác thường của trẻ. Chuyên gia Ngô Xuân Điệp cho biết chừng nào trẻ còn kể mọi chuyện cho gia đình thì khi ấy gia đình còn kiểm soát được trẻ. Ngược lại, khi trẻ không thích kể, không muốn giao tiếp với ai thì gia đình bắt đầu mất sự kiểm soát với trẻ và khi ấy cũng xuất hiện nhiều nguy cơ cho trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo