xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người dân lo dịch Ebola, tiêu chảy

ANH THƯ

Diễn biến của bệnh Ebola và các bệnh dịch trong mùa hè là những vấn đề được bạn đọc quan tâm nhiều nhất

Chiều 14-8, Báo Người Lao Động phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Dịch bệnh dồn dập, ứng phó thế nào?”. Buổi giao lưu diễn ra ở 2 đầu cầu Hà Nội và TP HCM với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bộ Y tế, Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đớiBV Nhi Đồng 1. Hàng trăm câu hỏi được gửi đến, trong đó nhiều nhất vẫn là những câu hỏi liên quan đến dịch bệnh Ebola và các bệnh về đường tiêu hóa.

Có thể phòng tránh bệnh Ebola

Các câu hỏi về căn bệnh Ebola đang gây hoảng sợ ở các nước châu Phi chiếm gần phân nửa số câu hỏi được bạn đọc gửi đến. Trước những tin đồn thất thiệt về căn bệnh này, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, khẳng định hiện nay vẫn chưa có ca bệnh Ebola nào tại Việt Nam và ngành y tế đang tiến hành các biện pháp kiểm soát dịch bệnh để ngăn chặn virus Ebola xâm nhập. “Bệnh Ebola không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc gần với các dịch tiết của bệnh nhân như máu, mủ, các chất mô cơ thể... Do đó, nếu chúng ta có hiểu biết và áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh thì có thể phòng tránh được. Bệnh Ebola có thời gian ủ bệnh từ 2 cho đến 21 ngày. Bệnh chỉ lây khi người bị nhiễm virus Ebola bắt đầu có triệu chứng” - PGS Phu giải thích.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tại buổi giao lưu ở đầu cầu TP HCM.Ảnh: Tấn Thạnh
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tại buổi giao lưu ở đầu cầu TP HCM.Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Trần Đắc Phu cũng lưu ý: “Hiện bệnh đang lây lan và bùng phát rất mạnh ở các nước Tây Phi. Từ cuối năm 2013 đến nay đã có 1.975 trường hợp mắc và trên 1.069 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tỉ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, đây là số liệu tại các nước Tây Phi, nơi mà điều kiện kinh tế, xã hội, chăm sóc y tế còn yếu kém. Nói tóm lại, bệnh cũng có thể cứu chữa được nhưng ở mức độ rất khó khăn và tỉ lệ tử vong cao. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, đời sống người dân khá, ý thức phòng bệnh tốt thì tỉ lệ tử vong có thể sẽ thấp hơn”.

Phân biệt tiêu chảy với dịch tả

Rất nhiều phụ huynh vẫn thắc mắc về các mức độ khác nhau của bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp - cụm từ hay xuất hiện trên báo chí với những ca rất nặng. Về vấn đề này, BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 1, giải thích: “Tiêu chảy theo định nghĩa của WHO là tình trạng tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Nếu một đợt tiêu chảy kết thúc trước 14 ngày thì gọi là tiêu chảy cấp tính (gọi tắt là tiêu chảy cấp). Nếu trẻ vẫn còn tiêu chảy từ ngày thứ 14 đến 29 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài. Sau ngày thứ 30, nếu trẻ vẫn còn tiêu chảy thì gọi là tiêu chảy mạn tính. Vậy khi người ta gọi bé bị tiêu chảy cấp có nghĩa là bé bị tiêu chảy chưa tới 14 ngày. Nếu bé bị tiêu phân lỏng nhưng ít hơn 3 lần trong vòng 24 giờ thì gọi là rối loạn tiêu hóa hay gọi là tiêu chảy theo ngôn ngữ dân gian. Tiêu chảy sẽ nguy hiểm nếu trẻ bị mất nước với các biểu hiện khát nhiều, uống háo hức, quấy khóc, bứt rứt, khóc không có nước mắt, môi, lưỡi khô, mắt trũng… Ngoài ra còn có các dấu hiệu trở nặng khác như li bì, khó đánh thức, ói liên tục, co giật, sốt cao khó hạ… Trong các trường hợp đó nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Cần phân biệt giữa tả và tiêu chảy cũng là vấn đề TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, muốn lưu ý. Tả là bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ nhiễm phẩy khuẩn tả qua đường tiêu hóa gây ra. Để xác định 1 trường hợp tiêu chảy cấp là bệnh tả phải có kết quả cấy phân dương tính với vi khuẩn tả. Những trường hợp bệnh tả điển hình thì bệnh nhân đi tiêu nhiều lần, ồ ạt, phân lỏng nước, có mùi tanh đặc trưng. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến sốc mất nước, suy thận, toan máu khiến người bệnh tử vong trong vòng vài giờ, vì vậy việc đưa bệnh nhân đến BV kịp thời khi có các biểu hiện mất nước nặng là rất quan trọng. Hiện tại TP HCM không xuất hiện dịch tả.

Nên tìm nguồn thông tin chính thống

Qua vụ tin đồn thất thiệt có ca bệnh Ebola tại Việt Nam khiến nhiều người dân hoảng sợ, ThS-BS Nguyễn Đình Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng - Bộ Y tế, khuyến cáo người dân cần tìm các thông tin chính thống như trang thông tin của Bộ Y tế hoặc các tờ báo chính thống. Đây là những nguồn tin đáng tin cậy. Còn đối với các thông tin trên mạng xã hội khác, người dân cần kiểm chứng, tránh phát tán những thông tin gây hoang mang dư luận. Người dân có thể tìm kiếm thông tin cập nhật về Ebola và các dịch bệnh khác tại trang thông tin điện tử của Bộ Y tế (http://moh.gov.vn/pages/home.aspx) và Cục Y tế dự phòng (http://vncdc.gov.vn/).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo