xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nối dài nỗi lo vắc-xin

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Hàng chục vụ tử vong sau tiêm chủng, các cơ quan chức năng đều kết luận không liên quan đến chất lượng vắc-xin. Vậy tại sao?

Quy trình tiêm chủng vốn được quy định rất chặt chẽ, thế nhưng sau nhiều sự cố liên quan đến vắc-xin gần đây, chất lượng dịch vụ tiêm chủng cũng như chất lượng vắc-xin đang gây nhiều lo lắng cho người dân.

Phớt lờ an toàn tiêm chủng

Kết luận ban đầu của Bộ Y tế về 3 trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) vừa qua đã chỉ ra nhiều sai sót trong quy trình tiêm chủng. Đó là để vắc-xin cùng với các loại sinh phẩm y tế khác, không lưu vỏ vắc-xin sau khi tiêm, không tiêm ở phòng chuyên tiêm chủng mà tiêm ở phòng bệnh... Những sai sót này khiến dư luận không khỏi lo ngại tình trạng nhầm lẫn trong quá trình lấy vắc-xin tiêm phòng và việc tiêm phòng ngay tại phòng bệnh có thể không bảo đảm vô trùng, ảnh hưởng đến phản ứng sau tiêm của trẻ.

Quy trình tiêm chủng được quy định rất chặt chẽ với những hướng dẫn chi tiết để thực hành tiêm chủng an toàn. Tuy nhiên, đáng nói là gần 1 năm nay, sau hàng loạt sự cố liên quan đến vắc-xin, Bộ Y tế liên tục có văn bản nhắc nhở các cơ sở y tế thực hiện những yêu cầu tối thiểu để bảo đảm tiêm chủng. Dù vậy tại nhiều điểm tiêm chủng, quy trình này đang được thực hiện không đầy đủ, khâu giám sát cũng lỏng lẻo tạo ra những lỗ hổng trong tiêm chủng. Điển hình là sự cố tiêm thiếu vắc-xin ở Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội và tiêm vắc-xin quá hạn ở TTYTDP tỉnh Phú Yên là những sai sót nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận.

img
Tiêm chủng - nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh

Kết quả kiểm tra của TTYTDP Hà Nội về thực hành an toàn tiêm chủng tại Hà Nội năm 2013 trên gần 100 điểm tiêm chủng được công bố cách đây ít ngày cũng phát hiện nhiều sai sót. Có tới 36 điểm tiêm chủng có kỹ thuật tiêm chưa chuẩn, 27 điểm tiêm bố trí chưa hợp lý, 26 điểm sai sót về dây truyền lạnh như thiếu phích vắc-xin, thiếu bình tích lạnh, thiếu nhiệt kế, tủ lạnh hỏng. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở chưa tư vấn và theo dõi sau tiêm 30 phút, chưa có hộp chống sốc. Thậm chí khám phân loại và tư vấn là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thực hành an toàn tiêm chủng nhưng kết quả kiểm tra tại Hà Nội vẫn phát hiện 5 điểm tiêm chủng chưa thực hiện đầy đủ. Đáng lưu ý qua kiểm tra, TTYTDP Hà Nội cũng phát hiện 1 cơ sở có chỉ định tiêm sai.

Nỗi lo chất lượng vắc-xin cũ

Đề cập chất lượng vắc-xin, PGS-TS Đỗ Sỹ Hiển, nguyên chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho rằng nhiều vụ tai biến sau tiêm vắc-xin, các kết quả điều tra không tìm thấy mối liên quan đến chất lượng vắc-xin. Tuy vậy, cũng cần phải nhìn nhận thực tế vắc-xin đã gây ra nhiều trường hợp phản ứng nặng, sốc phản vệ và chỉ được cứu sống nhờ can thiệp kịp thời. “Đó là những tín hiệu để chúng ta cân nhắc và thận trọng hơn về an toàn tiêm chủng” - PGS Hiển nhấn mạnh.

Theo ông Hiển: “Hiện Việt Nam vẫn đang sử dụng một số vắc-xin thuộc thế hệ cũ như vắc-xin ho gà toàn tế bào, vắc-xin viêm não Nhật Bản sản xuất từ não chuột đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không sử dụng. Họ khuyến cáo sử dụng vắc-xin thế hệ mới, an toàn hơn. Gần đây,
vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem có liên quan đến nhiều ca tai biến tử vong buộc Bộ Y tế phải ra quyết định tạm ngừng sử dụng. Loại vắc-xin này ngay cả nước sản xuất là Hàn Quốc cũng đã không sử dụng” - PGS Hiển dẫn chứng.

Theo ông Hiển, vắc-xin ho gà toàn tế bào chứa khoảng 3.000 kháng nguyên, khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ phản ứng lại với cả ngàn kháng nguyên đó, trong khi vắc-xin ho gà vô bào chỉ có từ 3-5 kháng nguyên thì sức phản ứng giảm đi. Ngay cả với vắc-xin bại liệt dạng uống mà Việt Nam đang sử dụng, thế giới khuyến cáo là không thể dùng mãi loại uống, phải dùng loại tiêm (vắc-xin bại liệt bất hoạt) nhưng do khả năng tài chính hạn chế, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được. “Khi sử dụng vắc-xin bại liệt đường uống sẽ có tình trạng thải vi khuẩn của virus sống giảm động lực ra ngoài môi trường, trong điều kiện nhất định có thể quay trở lại và gây bệnh cho người” - PGS Hiển lo ngại.

Nhiều chuyên gia y tế cũng nhìn nhận khi tỉ lệ phản ứng cao hơn sẽ gây tâm lý lo lắng cho cộng đồng và làm giảm tỉ lệ tiêm chủng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vắc-xin phòng bệnh. Ngoài ra, những trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin chưa chỉ ra được nguyên nhân hay trẻ tử vong do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có mà không được phát hiện trong quá trình khám sàng lọc càng khiến các bậc cha mẹ cảm thấy bất an mỗi khi cho con tiêm chủng.

Một số thực hành và bảo đảm an toàn tiêm chủng

- Khám phân loại trước khi tiêm chủng: Hoãn tiêm khi trẻ bị sốt, bị nhiễm khuẩn cấp tính. Không tiêm cho trẻ có phản ứng mạnh với vắc-xin cùng loại tiêm trước.

- Kiểm tra nhãn, hạn sử dụng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin.

- Sử dụng một bơm kim tiêm vô khuẩn còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm.

- Lắc đều lọ vắc-xin trước khi sử dụng.

- Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật.

- Không hút sẵn vắc-xin vào bơm tiêm. Bỏ bơm kim tiêm vào hộp an toàn, vỏ lọ vắc-xin lưu 14 ngày theo quy định.

- Theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo