xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo châm cứu thất truyền

Nguyễn Thạnh

Châm cứu Việt Nam được đánh giá rất cao trên thế giới, xếp thứ 2/135 quốc gia có áp dụng trị liệu này trên thế giới nhưng các bậc tiền bối thành thạo nghề nay đã quá già, còn lớp hậu duệ kế thừa thì như “đếm trên đầu ngón tay”.

Nỗi lo này được GS-TSKH Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, chia sẻ trong chuyến công du vào Nam truyền nghề cho lớp trẻ mới đây.

Theo GS Nguyễn Tài Thu, châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền uyên thâm, ít tốn kém, không đòi hỏi trang thiết bị song vẫn can thiệp, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Châm cứu đã giúp điều trị nhiều loại bệnh như thần kinh tọa, tai biến mạch máu não, liệt, câm điếc, cắt cơn cho người nghiện ma túy hay nhiều loại bệnh khó như di chứng liệt nửa người do viêm não, giảm thị lực do teo gai thị, rối loạn thần kinh thực vật...
 
Hàng chục năm tận tụy với nghề, kế thừa tinh hoa y học cổ truyền của dân tộc, GS Thu cùng đồng sự đã nghiên cứu thành công nhiều kỹ thuật châm cứu mới, chữa bệnh hiệu quả, trả lại cuộc sống cho rất nhiều người. Tuy nhiên, châm cứu là một kỹ thuật khó, không phải ai cũng có thể thực hiện được. GS Nguyễn Tài Thu lo ngại phương pháp y học cổ truyền này ngày càng mai một, có nguy cơ thất truyền vì các bậc tiền bối về châm cứu còn sống trên cả nước đều đã lớn tuổi. Trong khi đó việc đào tạo châm cứu ở các trường y khoa hiện chỉ mang tính hình thức, ít thầy thuốc vững tay nghề...
 
Vì vậy, khi đang còn minh mẫn, GS Nguyễn Tài Thu cố gắng dành nhiều thời gian để truyền nghề cho lớp trẻ. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), GS Nguyễn Tài Thu đang cùng các cộng sự truyền đạt kinh nghiệm châm cứu chữa bệnh cho y - bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền và bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, nội cơ xương khớp, nhi khoa đến từ các bệnh viện trên địa bàn TPHCM.
 
Mong ước của vị GS tài hoa này là từ nay đến cuối đời sẽ truyền lại được ít nhất 30%-50% kinh nghiệm cho lớp trẻ yêu nghề. “Tôi mong còn sống thêm vài năm nữa để truyền thụ nghề châm cứu. Nếu không làm nhanh, kỹ thuật châm cứu sẽ thất truyền và nếu điều đó xảy ra, tôi chết khó yên lòng” - vị GS 84 tuổi trăn trở. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo