xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng bệnh cho trẻ đúng cách

Anh Thư

Ở miền Nam, mùa mưa năm nay đến sớm. Thời tiết ẩm ướt, mưa dai dẳng do ảnh hưởng bão cũng là điều kiện cho muỗi sinh sôi. Số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) có thể tiếp tục tăng cao khi tháng 9-10, những tháng mưa dữ dội nhất, sẽ là đợt cao điểm của bệnh.

Cuối tuần qua, một bệnh nhi đã tử vong tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM) do SXH. Số trẻ nhập viện nội trú ở BV này gia tăng từ giữa tháng 6 (có lúc lên đến trên 100 ca) khiến BV vài lần phải tổ chức họp báo cảnh báo cộng đồng, cung cấp kiến thức phòng bệnh và chăm sóc người bệnh.

TS-BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa SXH BV Nhi Đồng 1, cho biết với bệnh này, 70% bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú. Điều trị ngoại trú có nhiều cái lợi như: tiết kiệm chi phí, chống quá tải, ngăn ngừa lây nhiễm chéo… Tuy nhiên, điều trị ở BV hay tại nhà phải do bác sĩ quyết định. Trẻ nhất định phải được đưa đi khám nếu sốt cao đột ngột trên 2 ngày. Bệnh nhi SXH cũng được yêu cầu tái khám hằng ngày cho đến ngày thứ 7 của bệnh hoặc đến khi đã hạ sốt 2 ngày trở lên.

Việc chăm sóc bệnh nhi ngoại trú bao gồm hạ sốt cho trẻ (dùng thuốc, lau mát…), cho ăn thức ăn dễ tiêu, theo dõi các biểu hiện bệnh… Đáng lưu ý nhất là phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa bé vào viện ngay: nôn ói, bứt rứt, vật vã, li bì, tay chân lạnh, chảy máu răng, tiêu phân đen… Vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh, bệnh nhi có thể hạ sốt nhưng nếu hạ sốt mà bé vẫn mệt, không chịu chơi, không chịu ăn thì đó có thể là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, báo hiệu một cơn sốc. Bé cần được đưa đi cấp cứu.

Phòng bệnh cho trẻ đúng cách - Ảnh 1.

Một bệnh nhi được điều trị sốt xuất huyết. Ảnh: CÔNG TUẤN

Để phòng SXH hiệu quả, theo BS Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố, phải chú ý đến tập tính của muỗi. Không gian và thời điểm trẻ em dễ bị tấn công bởi muỗi gây bệnh SXH nhất là ban ngày, tại nhà; không phải là đêm tối, ngoài vườn tối tăm như nhiều người thường nghĩ. Loại muỗi Aedes gây bệnh SXH có tập tính cắn người vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, thường trú ngụ dưới các gầm bàn, gầm tủ trong nhà. Vì vậy, trẻ em hay chui xuống gầm bàn, gầm giường chơi rất dễ bị muỗi cắn.

Để phòng ngừa bệnh, chống muỗi vẫn là biện pháp đầu tiên. Những cơn mưa rải rác trong ngày dễ để lại nước đọng trong các vật để ngoài trời: chậu cây hay chén bát vỡ, lốp xe... Ngoài ra, lu chứa nước, bình cắm hoa, các chén nước chống gián, kiến trong nhà cũng có thể là nơi muỗi dễ sinh trưởng. Mùa hè, trẻ thường đi chơi nhiều, ra công viên, những nơi công cộng. Do đó, các nơi vui chơi, giải trí cũng nên lên kế hoạch diệt muỗi, bảo vệ người sử dụng dịch vụ khỏi nguy cơ này.

Khi đi xa, có thể chuẩn bị thuốc chống muỗi cho trẻ em nhưng cũng nên hạn chế, dùng ít vì da trẻ thường mỏng, có thể bị ngộ độc thuốc chống muỗi, nhất là nhóm trẻ dưới 4 tuổi. Dùng quần áo dài tay và ngủ mùng kể cả ban ngày là những phương pháp nên được áp dụng hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo