xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rét về, bệnh mùa đông xuất hiện

Ngọc Dung

Các tỉnh phía Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại đầu tiên trong mùa đông này. Nhiều ngày qua, nhiệt độ dưới 10oC đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhiều người

Những ngày gần đây, nhiều người già và trẻ em đã nhập viện trong tình trạng bệnh nặng với một số biến chứng nguy hiểm.

Bệnh hô hấp, tiêu chảy tấn công trẻ nhỏ

Gần 1 tuần nay, vợ chồng anh Trần Xuân Thanh - ngụ Thường Tín, Hà Nội - đành bỏ dở công việc để chăm sóc cậu con trai 3 tuổi phải chuyển vào điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện (BV) Bạch Mai vì viêm phổi. Anh Thanh cho biết thời tiết chuyển lạnh, dù gia đình đã cho mặc ấm nhưng cả tuần nay, cháu có biểu hiện sổ mũi, khó thở kèm theo sốt.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, trong những ngày gần đây, số trẻ bị ốm do mắc các bệnh mùa đông tăng mạnh. Trong đó, một số trẻ phải nhập viện vì biến chứng viêm phổi, suy hô hấp. Các trẻ nhập viện thường có biểu hiện sốt cao, ho, cảm do nhiễm lạnh. Nhiều cháu sốt cao lên đến 39oC - 40oC mà nguyên nhân chủ yếu vì cảm lạnh, các bệnh do virus, vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp.

Một số bác sĩ cho biết thời tiết chuyển mùa, số trẻ nhập viện tăng lên cũng một phần do các bậc cha mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc con cái. “Có trẻ hơi sốt, cha mẹ lo lắng quá đã vội ôm con đến BV xin truyền nước hoặc tự cho uống kháng sinh ở nhà. Tuy nhiên, cũng có không ít bậc cha mẹ lại quá chủ quan, vì nghĩ bệnh do virus, không chữa cũng khỏi nên để trẻ ở nhà quá lâu. Đến khi bệnh nặng mới cho đi khám thì trẻ đã bị bội nhiễm, bệnh trở nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng” - một bác sĩ dẫn chứng.
img
Trời trở rét, người già và trẻ em bị bệnh mùa đông đe dọa. (Ảnh do Bệnh viện Bạch Mai cung cấp)

TS Dũng cho rằng không phải trẻ nào bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng cần phải đến BV khám hay nhập viện. “Trường hợp trẻ viêm phổi chỉ xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, thở nhanh nhưng vẫn ăn và chơi bình thường thì chỉ cần bác sĩ khám, sau đó cho về nhà dùng thuốc theo đơn và theo dõi chặt chẽ, cách 2 ngày vào viện kiểm tra một lần. Ngược lại, với trường hợp ho, sốt, thở nhanh nhưng có rút lõm lồng ngực, khó thở thì đó là lúc chứng viêm phổi của bé đã nặng, cần được nhập viện điều trị” - ông lưu ý.

Theo các bác sĩ nhi, mùa đông là thời điểm dễ bùng phát và lây lan bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi 3-24 tháng. Trẻ nhiễm Rotavirus có thể tiêu chảy và nôn 15-20 lần/ngày. Bệnh thường kéo dài 3-7 ngày, thậm chí dài hơn, vì thế trẻ sẽ bị mất nước và mệt nhiều, việc bù nước cho trẻ là vô cùng quan trọng.

Người già dễ đột quỵ do lạnh

Trong khi trẻ nhỏ ồ ạt nhập viện thì người cao tuổi cũng là đối tượng bị ảnh hưởng khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Tại một số BV, nhiều người cao tuổi phải nhập viện do đột quỵ và tái phát bệnh cũ. Nguyên nhân là do nhiều cụ vẫn giữ thói quen dậy sớm vận động ngoài trời trong khi thời tiết đã chuyển sang giá lạnh, cơ thể người già không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho những căn bệnh nguy hiểm có cơ hội tấn công.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Lão khoa trung ương, trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, một số bệnh mạn tính sẽ tăng mạnh hơn bình thường. Trong đó, thường gặp là cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, động mạch vành, phổi, phế quản, tắc nghẽn mạn tính, các bệnh xương khớp và nguy cơ suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, do hệ miễn dịch đã suy giảm nên các bệnh cao huyết áp, tim mạch, thiếu máu não rất dễ dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi. Thời điểm rất dễ xảy ra đột quỵ là chiều tối và đêm. Ban đầu bệnh nhân cảm thấy choáng váng, sau đó dần rơi vào trạng thái vô ý thức. Chính vì vậy, biện pháp giữ ấm là rất cần thiết.

GS-TS Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, cho biết đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi có sẵn bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não. Để phòng tránh đột quỵ, người già không nên ra lạnh đột ngột, điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, phòng và điều trị tiểu đường. Khi thấy người cao tuổi có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt hoặc có hiện tượng quên hay rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường...), rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, cấm khẩu, méo miệng, nặng hơn là liệt nửa người, cần phải đưa ngay đến BV để được điều trị kịp thời.

Giới chuyên môn cũng khuyến cáo đối với những người bị tai biến khi thời tiết giá rét, trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến, hãy để bệnh nhân nằm nơi ấm áp, kín gió; tăng cường nhiệt, giữ ấm ngực, cổ, đầu và bẹn bằng những thiết bị tăng cường nhiệt như chăn, túi chườm.

“Trong thời tiết lạnh giá, người già vẫn cần tập thể dục đều đặn nhưng tạm thời nên bỏ thói quen tập buổi sáng sớm, đồng thời bổ sung những thức ăn giàu năng lượng, dễ tiêu như xúp, cháo nóng, bột dinh dưỡng… để cơ thể tăng năng lượng chống lại giá rét” - bác sĩ Trung Anh tư vấn.

Không ra mồ hôi vẫn phải bù nước

Bác sĩ Nguyễn Trung Anh cho biết vào mùa đông, nhiều người thường “quên” uống nước do cơ thể ít ra mồ hôi. Tuy nhiên, bổ sung nước vào những ngày đông lạnh giá vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể đào thải tốt. Ở người cao tuổi, phải bảo đảm lượng nước tối thiểu 1-1,5 lít nước/ngày, với các loại nước khác nhau: nước lọc,  nước rau, nước hoa quả, nước chè…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo