xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai biến răng khôn

Thạc sĩ - bác sĩ Đặng Thị Thu Hồng (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương)

Răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch có thể đẩy các răng khác ra phía trước, làm cho các răng này bị xô lệch và mọc chen chúc nhau

Răng khôn mọc ngầm có thể đưa đến sự hình thành và phát triển nang thân răng ngầm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nang sẽ phát triển ngày càng lớn và phá hủy xương ngày càng nhiều.

img
Đôi khi các bác sĩ phải phẫu thuật để giải quyết tai biến do mọc răng khôn. Ảnh: C.T.V


Răng khôn gây hại


Răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng bắt đầu mọc trong độ tuổi từ 18 đến 25. Do mọc sau cùng nên răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thường bị thiếu chỗ làm răng mọc lệch lạc không đúng vị trí, răng bị kẹt không thể mọc lên hoàn toàn hoặc ngầm trong xương hàm.


Nếu không thể mọc ngay ngắn, đúng vị trí, răng khôn có thể đưa đến một số các tai biến. Răng ngầm hay răng lệch có thể làm cho răng cối lớn thứ hai ở ngay phía trước nó bị sâu (do nhồi nhét thức ăn ở kẽ giữa hai răng này) hay bị tiêu chân răng. Bệnh nha chu có thể phát triển ở răng khôn làm cho mô nâng đỡ răng (nướu và xương ổ răng) bị tổn thương. Viêm quanh thân răng cũng là tai biến thường gặp nhất ở những răng khôn mọc kẹt, bị nướu che phủ một phần thân răng. Khi bị viêm, nướu chung quanh thân răng sưng đỏ, vùng má dưới cũng sưng phồng lên, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, nhai khó, nuốt khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi. Ngoài ra, răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch có thể đẩy các răng khác ra phía trước, làm cho các răng này bị xô lệch và mọc chen chúc nhau.


Nhổ bỏ răng khôn


Sau khi khám lâm sàng và nghiên cứu phim X-quang, bác sĩ sẽ cân nhắc và chọn lựa phương pháp điều trị tùy theo vị trí mọc răng (răng mọc ngay ngắn hay lệch lạc), răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh. Việc điều trị các tai biến do răng khôn được thực hiện theo nhiều cách như chỉ sử dụng kháng sinh hoặc bác sĩ có thể thực hiện cắt lợi trùm quanh răng khôn để giúp răng mọc dễ dàng. Nếu răng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng khác và cả chức năng ăn nhai thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng khôn. Một răng khôn mọc lên hoàn chỉnh và đúng vị trí sẽ giúp cho việc ăn nhai tốt hơn, xương phát triển cũng tốt hơn. Trong một số trường hợp, răng khôn được dùng để cấy chuyển vào vị trí của một chiếc răng cối lớn khác đã mất. Tuy nhiên, nếu không giữ răng lại được (do răng không đủ chỗ mọc, lệch lạc) thì việc nhổ bỏ nên được thực hiện sớm vì mức độ khó khăn của phẫu thuật cũng như các biến chứng sau phẫu thuật sẽ càng ít nếu tuổi của bệnh nhân càng trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo