xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thallium: Loại thuốc độc cực mạnh

Hà Phương - Thanh Nhàn

LTS: Sau khi Báo NLĐ (số ra ngày 15-10) đưa tin vụ chết người ở Quỳnh Lôi là do bị đầu độc bằng chất thallium, nhiều bạn đọc đã gửi thư, gọi điện thắc mắc thallium là gì? Mức độ nguy hại ra sao?... Để đáp ứng yêu cầu bạn đọc chúng tôi xin tiếp tục thông tin về loại độc dược này

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, thallium được sản xuất, tiêu thụ một khối lượng khoảng 17 tấn vào năm 1987 - 1988. Năm 1991, các ngành công nghiệp thế giới sử dụng khoảng 10 đến 15 tấn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây đã có khoảng 1.000 tấn thallium được phát tán vào môi trường, tan ra trong nước...

Thallium được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Nó được sử dụng như một loại chất làm rụng lông, tóc con người hoặc dùng làm thuốc diệt động vật gặm nhấm, thuốc trừ sâu. Ngày nay, thallium còn được sử dụng trong ngành điện và công nghiệp điện tử và sản xuất thủy tinh. Một trong những lĩnh vực quan trọng khác, thallium còn được sử dụng như một chất đồng vị phóng xạ trong y tế để chẩn đoán các khối u ác tính.

Giới hạn trong môi trường và sức khỏe con người

Trong những vùng không tập trung, hàm lượng thallium trong không khí thường ở mức dưới 1 nanogram/m3, trong nước là dưới 1 microgram/lít và  trong trầm tích là dưới 1 mg/kg. Có nghĩa là trái đất được bao bọc trong khoảng 0,1 đến 1,7 mg/kg nhưng cũng có thể cao hơn rất nhiều. Ví dụ trong than đá có thể lên tới 1.000 mg/kg.  Trong thức ăn của thực, động vật thường có hàm lượng dưới 1 mg/kg khô và ở chế độ ăn uống của con người thường có hàm lượng nhỏ hơn 5 microgram/ngày. Sự hấp thụ thallium qua hệ thống hô hấp khoảng 0,005 microgram/ngày.

Triệu chứng ngộ độc và mức độ nguy hại

Muối thallium không màu, không mùi, không vị và có độ độc rất cao. Chất này rất dễ kiếm trước đây và hiện vẫn có thể được sản xuất tại một số quốc gia. Thallium đã được dùng để tự tử, đầu độc và mưu hại bất hợp pháp gây ra quái thai ở thai nhi. Triệu chứng ngộ độc do thallium phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác và liều sử dụng.  Các  biểu hiện sẽ xuất hiện sau khi sử dụng khoảng 8 đến 10 giờ. Viêm ruột, dạ dày, rụng tóc là dấu hiệu được xem như những hội chứng của ngộ độc Thallium. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, đau bụng, chảy nước bọt và chảy máu đường ruột. Sau  đó, là các triệu chứng táo bón và sức đề kháng của cơ thể giảm cần có sự can thiệp bằng các biện pháp giải độc.

Sau 2 đến 5 ngày các biểu hiện rối loạn sẽ chậm dần. Bắt đầu ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên. Dấu hiệu đặc trưng  là sự nhạy cảm ở chân, kéo theo cảm giác bất thường ở các ngón chân. Xuất hiện các dấu hiệu ảo giác, hôn mê, mê sảng và co giật. Thông thường, các triệu chứng lây lan là tăng huyết áp, tim đập nhanh và loạn nhịp tim. Hiện tượng rụng tóc và lông hàng loạt trên cơ thể có thể xảy ra sau khi bị đầu độc khoảng vài tuần. Sau khi bị nhiễm độc 3 đến 4 tuần, sự loạn dưỡng sẽ làm xuất hiện các đốm trắng thành vệt trên móng tay người bệnh. Người bị nhiễm độc thallium cũng  có thể bị mù và có thể tử vong trong vòng vài giờ đến vài tuần, nhưng thông thường là khoảng 10 đến 12 ngày. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do tổn thương thận, thần kinh và tim. Nếu bị nhiễm độc dưới ngưỡng liều tử vong,  việc hồi phục phải mất vài tháng. Khi bị đầu độc  với liều nhẹ trong một thời gian dài, mà tích đủ hàm lượng trong cơ thể thì các triệu chứng cũng tương tự nhưng thường ở mức nhẹ hơn bị ngộ độc cấp. Nếu như khám nghiệm tử thi hoặc sinh thiết tế bào sẽ phát hiện được những tổn thương ở nhiều cơ quan nội tạng.

30 microgram thallium  trong máu là có thể gây tử vong

Theo tiến sĩ hóa học Lê Lan Anh, trưởng nhóm nghiên cứu phân tích và xử lý của phòng khoa học và kỹ thuật phân tích, Viện Hóa học - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia: Thallium là một loại kim loại nặng, đứng thứ 81 trong bảng tuần hoàn hóa học. Như vậy, thallium có trọng lượng nguyên tử lớn hơn thủy ngân (200,59) và chì (207). Đây là kim loại nặng cực độc, chỉ cần một lượng khoảng 30 microgram/lít trong máu là có thể bị tử vong. Nguy hiểm nhất là thallium nitrate và thallium sulfate, vì hai loại muối này rất dễ hòa tan trong nước, lại dễ kiếm trên thị trường.                                                                                   H.P

Điều trị cho bệnh nhân Tuấn bằng phương pháp tiểu cưỡng bức

Theo ông Trần Hữu Hoan, Giám đốc Trung tâm Phân tích môi trường - Viện Hóa học công nghiệp - một trong những đơn vị tham gia tìm nguyên nhân vụ ngộ độc, cho biết: Hiện nay khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng biện pháp điều trị là cho bệnh nhân Trần Văn Tuấn, người cuối cùng còn sống trong gia đình bị ngộ độc thallium ở Quỳnh Lôi, Hà Nội, bằng phương  pháp tiểu cưỡng bức. Cụ thể: Phải đạt khoảng 10 đến 15 lít nước tiểu mỗi ngày. Tuy nhiên, theo tính toán của ông Hoan, để thải hết lượng thallium trong máu của anh Tuấn, phải mất khoảng 100 ngày  nữa.                                                                                                    H.P

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo