xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu hẹp quyền lợi bệnh nhân trái tuyến

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Bệnh nhân khám chữa bệnh trái tuyến có thể sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán hoặc giảm 10% mức thanh toán so với quy định trước đây

Đây là những nội dung được đưa ra tại dự thảo Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung do Bộ Y tế xây dựng và đang lấy ý kiến tại các địa phương.

Ngăn quá tải

Theo dự thảo, bệnh nhân nội trú khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến vẫn được giữ nguyên mức thanh toán 30% ở tuyến trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 70% ở tuyến huyện. Tuy nhiên, với bệnh nhân ngoại trú, mức thanh toán này sẽ chỉ còn 20% ở tuyến trung ương thay vì 30% như hiện hành. Dự thảo cũng đưa ra một phương án khác là không thanh toán với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến nhằm giảm quá tải cho tuyến trên.

Hiện nay, Luật BHYT quy định chi trả cho bệnh nhân BHYT vượt tuyến nhằm mở rộng quyền lợi cho bệnh nhân và hệ lụy là bệnh nhân vượt tuyến quá đà, nhiều người bệnh nhẹ cũng đổ xô lên bệnh viện (BV) tuyến trên. Theo thống kê, sau 4 năm thực hiện Luật BHYT thanh toán cho bệnh nhân trái tuyến, tình trạng vượt tuyến tăng nhanh: từ 3 triệu lượt (2010) lên 9,5 triệu lượt (2011) và 11,6 triệu lượt (2012). Do người bệnh nhẹ cũng đổ xô lên tuyến trên để khám chữa bệnh khiến nhiều BV quá tải, BV kỹ thuật cao nhưng lại khám chữa các bệnh thông thường...

 

Do nhiều bệnh nhân vượt tuyến nên không ít bệnh viện tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải. 
Trong ảnh: Bệnh nhân chờ khám chữa bệnh tại Bệnh viện K (Hà Nội)
Do nhiều bệnh nhân vượt tuyến nên không ít bệnh viện tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải. Trong ảnh: Bệnh nhân chờ khám chữa bệnh tại Bệnh viện K (Hà Nội)

Bệnh nhân trái tuyến vẫn được BHYT chi trả với mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh khá cao nên dù khám trái tuyến nhưng họ không phải chịu áp lực quá lớn về tài chính. “Cùng một loại bệnh, ở BV tuyến huyện, tổng chi phí điều trị chỉ khoảng 300.000-400.000 đồng nhưng nếu điều trị ở tuyến trung ương thì có thể lên tới 2 triệu đồng. Khi đó, mức 30% chi phí mà bệnh nhân được BHYT thanh toán cho trường hợp vượt tuyến còn lớn hơn cả tổng chi phí nếu điều trị ở tuyến dưới” - một đại diện cơ quan bảo hiểm dẫn chứng.

Bác sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng (Hội Liên hiệp Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam), cho rằng việc giảm mức chi trả đối với người bệnh vượt tuyến sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chuyện vượt tuyến, nhất là khi vẫn còn những hạn chế về chuyên môn, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế tại một số cơ sở y tế. “Nếu thu hẹp quyền lợi của bệnh nhân ngoại trú thì chỉ “đánh” trực tiếp vào túi tiền của người bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo, cận nghèo” - ông Tuấn đánh giá. Trong khi đó, nhiều bác sĩ cũng nhìn nhận dù cơ sở y tế tuyến dưới đã có đầu tư nâng cấp nhưng tình trạng vượt tuyến, trái tuyến vẫn diễn ra khá phổ biến. Một phần do người dân thiếu tin tưởng vào trình độ của cán bộ y tế tuyến dưới nên muốn lên tuyến trên với đội ngũ cán bộ y tế giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ y tế chất lượng cao… để khám chữa bệnh.

Đề xuất tăng mức hỗ trợ

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết ngoài những sửa đổi về mức hưởng BHYT của bệnh nhân trái tuyến, dự thảo này cũng bổ sung nhiều nội dung có lợi cho người bệnh.

Dự kiến, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ bản sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thay vì mức hưởng 80% như hiện nay. Ngoài ra, mức hưởng BHYT cũng được nâng từ 80% lên 100% chi phí khám chữa bệnh với đối tượng tham gia BHYT là thân nhân của người có công. Người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số cũng được quỹ thanh toán 100% thay vì 95% như hiện nay; đối tượng thuộc hộ cận nghèo hưởng BHYT cũng tăng từ 80% lên 95%. Theo bà Hương, dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định sẽ thanh toán 100% chi phí với một số bệnh lý về tật khúc xạ, điều trị lác cho trẻ dưới 6 tuổi và thanh toán cho các trường hợp bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động. “Việc bỏ quy định cùng chi trả với đối tượng tham gia BHYT trên 5 năm sẽ giảm các khoản chi y tế từ tiền túi của mỗi cá nhân, tránh được “bẫy nghèo” trong các trường hợp bệnh nặng, chi phí lớn như: ung thư, can thiệp tim mạch, ghép tạng, chạy thận nhân tạo…” - một đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội nói.

Bên cạnh đó, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung còn chú trọng khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình bằng cách giảm phí đóng cho người kế tiếp, đồng thời đưa ra các gói dịch vụ theo phí đóng, mức hưởng theo nhóm bệnh tật… 

Khó phủ toàn dân

Nhiều ý kiến lo ngại với khoảng 30% dân số chưa tham gia BHYT, việc hiện thực hóa mục tiêu BHYT toàn dân vẫn là một thách thức lớn. Theo báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách BHYT giai đoạn 2009-2012, vẫn chưa xây dựng được cơ chế khuyến khích việc tham gia BHYT theo hộ gia đình nên chỉ người bệnh mới mua BHYT tự nguyện. Quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được công khai, minh bạch. Hiện cả nước mới có khoảng 70% dân số tham gia BHYT, trong đó chủ yếu là người có công, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi do ngân sách hỗ trợ... Hầu hết người mua BHYT tự nguyện có tiền sử về bệnh tật, mắc bệnh hiểm nghèo...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo