xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu chảy cấp: Chăm đúng sẽ khỏi nằm viện

ANH THƯ

Nếu được gia đình chăm sóc và theo dõi đúng cách, tỉ lệ trẻ cần nhập viện vì bệnh tiêu chảy chỉ ở mức dưới 3%

Bệnh đường tiêu hóa, nhất là tiêu chảy cấp, là một trong những chứng bệnh “làm phiền” các em bé khá nhiều và tất nhiên, kéo theo đó là sự mệt mỏi, lo toan của cha mẹ.

Đừng để nhập viện không đáng

Câu chuyện cho đứa con trai 2 tuổi bị tiêu chảy cấp ăn uống ra sao đã trở thành “cuộc chiến” trong gia đình chị L.T.T.V (29 tuổi; ngụ quận 4, TP HCM). “Mẹ chồng tôi xót cháu, thấy cháu mệt mỏi, ăn ít nên tăng cường thêm 2 cữ sữa trong ngày, rồi cố nấu thêm cái này cái kia cho cháu “lạ miệng, dễ ăn”. Nhưng chồng tôi thì đọc ở đâu đó rồi quyết liệt phản đối, bảo rằng đang tiêu chảy mà uống sữa thì càng nặng thêm, rồi anh bắt giảm một nửa lượng sữa, chỉ ăn nhẹ nhẹ để ruột được nghỉ ngơi” - chị phân trần. Chị tìm đến một diễn đàn dành cho phụ nữ để nói lên băn khoăn, bởi chính bản thân chị cũng không biết nên đứng về phía ai.


Một trong những cách phòng tiêu chảy đơn giản nhưng hữu hiệu nhất là cho trẻ ăn chín, uống sôi Ảnh: TẤN THẠNH

Một trong những cách phòng tiêu chảy đơn giản nhưng hữu hiệu nhất là cho trẻ ăn chín, uống sôi Ảnh: TẤN THẠNH

Trong một hội thảo về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, bác sĩ (BS) Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), đã đề cập nhiều sai lầm mà cha mẹ có thể mắc phải khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà. Đôi khi những sai lầm lặt vặt lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh nặng hơn; tốn thời gian, chi phí điều trị hơn.

Khi tiêu chảy, trẻ thậm chí cần ăn nhiều để có khả năng chống lại bệnh. Nếu trẻ khó ăn, dễ nôn ói vì mệt mỏi, cần chia nhỏ nhiều bữa, thêm ít nhất 2 bữa so với các ngày không bệnh và kiên nhẫn cho ăn chậm. Nếu trẻ còn bú, tốt nhất dùng muỗng đút sữa chậm. Cho ăn đủ các nhóm thực phẩm, chỉ kiêng một số thứ có tác dụng làm mát, nhuận tràng. “Dù tốn thời gian nhưng hãy cố gắng nấu cho trẻ ăn mỗi bữa chứ đừng nấu một nồi rồi hâm ăn cả ngày vì trẻ đang bệnh, đường ruột yếu” - ông lưu ý.

Các quan niệm kiêng ăn, kiêng sữa và “ăn ít” để ruột nghỉ ngơi là hoàn toàn sai lầm. Cũng không nên đổi sữa hay pha loãng sữa như nhiều người đồn đại. Riêng trường hợp uống sữa mà trẻ bỗng tiêu chảy ào ào, nặng thêm nhiều thì nên trao đổi với BS để được cho sữa thuốc.

Chỉ 3 trường hợp cần đến bác sĩ

Trước đó, trong buổi giao lưu trực tuyến với Báo Người Lao Động, BS Ngũ Duy Nghĩa, Phó trưởng Khoa Dịch tễ Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, từng cảnh báo về căn bệnh tiêu chảy trong mùa đông - xuân, bên cạnh nhiều bệnh khác dễ trở nên phổ biến trong mùa này. Ông cho biết bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus ở trẻ nhỏ rất hay xảy ra vào mùa đông - xuân. Nguyên nhân của nhóm bệnh hay gia tăng trong mùa này, trong đó có tiêu chảy, thường do thời tiết thay đổi nhiều, biên độ nhiệt dao động lớn giữa các ngày, giữa ngày và đêm, thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm… ảnh hưởng chung đến sức khỏe con người và có thể tạo điều kiện cho một số loại mầm bệnh.

Theo BS Hoàng Lê Phúc, tỉ lệ trẻ cần nhập viện do tiêu chảy nằm ở mức dưới 3%. Trẻ bị tiêu chảy cấp có thể được theo dõi, chăm sóc tại nhà. Chỉ có 3 trường hợp trẻ tiêu chảy cần được đưa đi gặp BS: Tiêu chảy cấp diễn tiến thành tiêu chảy kéo dài (bệnh trên 14 ngày); phân có máu (dấu hiệu của bệnh lị) và tiêu phân trắng. Hai trường hợp đầu, phụ huynh có thể đưa trẻ đến BS ở các phòng khám, cơ sở y tế địa phương, không cần thiết phải lặn lội lên các BV tuyến trên. Riêng trường hợp tiêu phân trắng, cần đưa trẻ đến BV lớn bởi đó là một trong những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tả, trẻ cần được thăm khám kỹ và làm xét nghiệm.

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể được chăm sóc hoàn toàn tại nhà, thậm chí không nhất thiết phải đi khám nếu không có các dấu hiệu cảnh báo trên.

Trong trường hợp trẻ đã khám và được cho điều trị ngoại trú, cha mẹ cần nhận biết các tình huống trẻ cần được tái khám ngay, đó là khi có một trong các dấu hiệu: trẻ bỏ ăn, bỏ bú; mệt, bệnh nhiều hơn; rất khát nước; ói liên tục; tiêu phân có máu; li bì, khó đánh thức; co giật; sốt.

Ngoài ra, cha mẹ nhất thiết cho trẻ uống thật nhiều nước để bù lượng nước mất đi do bệnh. Ngoài nước lọc, các loại nước canh, nước cháo, sữa chua, sữa đậu nành, cam vắt, dừa tươi… cũng phù hợp với trẻ tiêu chảy.

Tuy nhiên, nên tránh các loại nước giải khát, nước trái cây quá ngọt vì đường có thể làm cho bệnh xấu hơn. Có thể dùng dung dịch Oresol theo hướng dẫn của thầy thuốc và theo tuổi nhưng không nên lạm dụng để thay cho nước cả ngày.

Việc vệ sinh cho trẻ, xử lý chất thải hợp lý cũng rất cần thiết để mầm bệnh không lây lan. Dự phòng căn bệnh này cũng rất đơn giản: ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và bất cứ khi nào nghĩ rằng tay mình không sạch.

Sữa mẹ là liều thuốc hữu hiệu

BS Hoàng Lê Phúc khuyên với những trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú thật nhiều vì sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt. Khi bú, phải cho trẻ bú hết một bên rồi mới chuyển qua bên kia nếu cần, bởi ở mỗi bên vú, phần đầu của sữa là “nước”, có lượng đường cao hơn, phần sau là thức ăn. Nếu bú hết một bên, lượng đường sẽ được cân bằng hoàn hảo. Nếu chỉ bú mỗi bên một ít, lượng đường nạp nhiều, thiếu cân bằng sẽ không tốt vì tiêu chảy kỵ ngọt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo