xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: Nguy cơ dịch chồng dịch

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng tại nhiều quận - huyện của TP HCM đã tăng gấp đôi so với tháng trước

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, hiện 80% phường - xã trên địa bàn có ca bệnh sốt xuất huyết (SXH). Dịch SXH đang tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Diễn biến khó lường

Nếu trong tháng 8-2014, TP HCM có hơn 700 ca mắc SXH nhập viện thì đến tháng 9 đã tăng gần 830 ca. Chỉ tính riêng 2 tuần cuối tháng 9, ở các quận - huyện: 2, 7, 8, 10, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, số bệnh nhân phải nhập viện vì SXH đã tăng hơn 100% so với mức trung bình của các tháng trước.

Trẻ điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM
Trẻ điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM

Như vậy, tính hơn 9 tháng đầu năm 2014, TP HCM đã ghi nhận trên 5.000 ca SXH nhập viện, trong đó 5 người đã tử vong. Riêng trong tuần vừa qua, TP có thêm 149 ca mắc mới. Trong đó, quận Bình Tân được xem là điểm nóng với số ca mắc cao nhất (23 người phải nhập viện điều trị).

Cùng với SXH, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) cũng diễn biến khó lường. TP HCM vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc TCM trong năm 2014 là 1 bé gái 8 tháng tuổi, ở quận Tân Phú. Trước đó, sau 3 ngày bị sốt, bé  được gia đình đưa đến khám ở phòng mạch tư và được chẩn đoán viêm họng. Ngày 20-9, một bệnh viện nhi đồng khám và xét nghiệm, chẩn đoán bé bị viêm họng cấp rồi kê toa thuốc. Nhưng khi về nhà, bé tiếp tục sốt cao, tái nhợt, khó thở. Khi đưa đi cấp cứu thì bé rơi vào tình trạng hôn mê, trụy tim mạch và tử vong.

Trước diễn tiến bất thường này, ngay lập tức, Sở Y tế TP HCM đã thành lập hội đồng khoa học làm rõ ca bệnh song chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Thông tin nêu trên khiến nhiều gia đình có con nhỏ lo lắng. Tại hành lang Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), chị Nguyễn Ngọc Lan (ngụ tỉnh Đồng Nai) tranh thủ chợp mắt bên ghế đá sau những đêm dài túc trực chăm sóc con bị bệnh TCM.

Chị Lan cho biết cách đây gần 1 tuần, con chị bị sốt, đưa đi khám thì các bác sĩ xác định mắc TCM. Dù bác sĩ cho thuốc nhưng gia đình không yên tâm nên đưa đến TP HCM điều trị. “Nghe nói bệnh này nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao nên cả nhà rất sợ” - chị Lan lo lắng.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, vài tuần trở lại đây, số ca bệnh TCM cũng tăng gấp 2-3 lần. Hiện bệnh viện đang điều trị cho 60 ca. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, mỗi ngày đều có ca bệnh TCM mới phải nhập viện.

Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy tháng 8 chỉ có gần 520 ca TCM nhập viện nhưng đến tháng 9 đã tăng gần 800 ca, với 4 tuần tăng liên tiếp. Năm quận có số ca mắc TCM tăng hơn 100% so với tháng trước là 6, 8, Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh.

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 6.800 ca mắc TCM trên địa bàn TP HCM, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Lần theo các ca nhập viện để dập dịch

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, nhận định mưa giông kéo dài, thời tiết ẩm ướt khiến người già và trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, SXH, TCM. Mặt khác, tại các công trình xây dựng và khu vực dân cư, ao tù nước đọng không được khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi.

Bên cạnh đó, số bệnh nhi mắc TCM gia tăng mạnh là do đang bước vào thời điểm đỉnh dịch thứ 2 của năm. “Bệnh TCM đang tăng khá nhanh trong 2 tuần nay và có khả năng thành dịch” - bác sĩ Dũng lo ngại.

Trước diễn biến khó lường của bệnh TCM, lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã chỉ đạo các trung tâm y tế dự phòng quận - huyện phải lấy những ca TCM nhập viện làm đầu mối để lần theo, kiểm soát bao vây, phòng chống triệt để, không để  bệnh lây lan rộng, tránh khả năng dịch bùng phát vào những tháng cuối năm. Đồng thời, yêu cầu các trung tâm y tế dự phòng tích cực tuyên truyền cho người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, sống sạch sẽ, diệt lăng quăng phòng dịch.

Với những trường hợp trẻ nghi mắc hoặc đã mắc bệnh, phụ huynh nên thực hiện biện pháp cách ly, cho trẻ nghỉ học ít nhất 1 tuần để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Ngoài vệ sinh cá nhân hằng ngày, cần thực hiện khử khuẩn hằng tuần đối với đồ chơi của trẻ và khu vực trẻ vui chơi...

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tại tuyến quận - huyện đẩy mạnh kiểm tra, xử lý những khu vực có yếu tố nguy cơ phát dịch. Các bệnh viện chủ động về vật tư, trang thiết bị và thuốc men để cứu chữa người bệnh, không để những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ngành y tế TP HCM cảnh báo 2 loại dịch bệnh nguy hiểm diễn biến khó lường, đang vào đỉnh dịch nên người dân cần chủ động phòng tránh. 

Bắt đầu tiêm ngừa vắc-xin sởi - Rubella

TP HCM đã bắt đầu triển khai việc tiêm ngừa miễn phí vắc-xin sởi - Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi vào những ngày đầu tháng 10 này. Dự kiến, khoảng 1,3 triệu trẻ trong độ tuổi được tiêm ngừa vắc xin sởi - Rubella, trong đó 1,1 triệu trẻ đang trong độ tuổi đi học. Việc tiêm ngừa được thực hiện ở lứa tuổi 11-14 trước, sau đó đến lứa 8-10 tuổi và cuối cùng là lứa 1-7 tuổi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo