xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truy chất độc trong hạt hướng dương

DIỆU THU - ĐÔNG NGHI

Ngày 28-2, Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia lấy mẫu và kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường, đặc biệt đối với loại đã chế biến nhập từ Trung Quốc và nghi có chứa chất gây ung thư và teo não

Liên quan đến thông tin trên một số báo điện tử của Trung Quốc về việc cơ quan chức năng vừa phát hiện 7 loại hạt hướng dương rang chín bán trên thị trường có chứa chất phèn nhôm và bột talc (hóa chất dùng trong công nghiệp để chống dính khuôn) dễ gây teo não và ung thư, sáng 28-2, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế, cho biết đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia lấy mẫu và kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường, đặc biệt đối với loại đã chế biến nhập từ Trung Quốc.

Nhận diện

Theo Cục ATTP, phèn nhôm gồm 2 loại là phèn đơn (nhôm sunfat) và phèn kép (nhôm kali, nhôm amon sunfat) hoặc dung dịch phèn nước (thông thường là dung dịch phèn nhôm sắt), được sử dụng để lắng lọc nước sinh hoạt.

Trong sản xuất và chế biến thực phẩm, Bộ Y tế cho phép sử dụng 2 loại phụ gia thực phẩm kali nhôm sunfat và amoni nhôm sunfat. Kali nhôm sunfat được sử dụng trong nhóm thực phẩm rau đóng hộp, đóng chai (đã thanh trùng) hoặc đóng túi (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội) và tảo biển; amoni nhôm sunfat được dùng trong nhóm thực phẩm cá và sản phẩm thủy sản rán hoặc nấu chín, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai. Bột talc được sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm như sữa bột, cream bột (nguyên chất), các sản phẩm tương tự sữa bột và cream bột, phô mai ủ chín hoàn toàn (kể cả bề mặt), sản phẩm whey và whey khô (không bao gồm phô mai whey), hỗn hợp cacao (bột) và bánh cacao…

img
Hạt hướng dương được bán rất nhiều ở các chợ, có cả loại chưa rang và đã rang chín. Ảnh: NGỌC DUNG

Tuy nhiên, Cục ATTP khẳng định không được phép sử dụng kali nhôm sunfat để rang sấy hạt hướng dương; đối với bột talc có độ tinh khiết cao, dù được sử dụng trong nhiều nhóm thực phẩm như đã nêu thì cũng không được dùng trong chế biến hạt hướng dương chín. “Điều đó cho thấy việc sử dụng các hóa chất công nghiệp trong thực phẩm bị cấm hoàn toàn vì những nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng”- ông Trung khẳng định.

Bán đầy chợ, siêu thị

Tại TPHCM, sau sự cố phát hiện hạt dưa chứa chất gây ung thư vào năm 2010, hầu hết người tiêu dùng chuyển sang ăn hạt bí hoặc hướng dương. Đặc biệt, hạt hướng dương được ưa chuộng do nhiều dinh dưỡng, có tác dụng tốt đến sức khỏe nên được bán quanh năm tại các chợ, siêu thị, mua bao nhiêu cũng có.

img
Hạt hướng dương bán ở chợ Tôn Thất Đạm - TPHCM

Theo một tiểu thương ngành hàng bánh kẹo ở chợ Bình Tây, từ sau Tết Quý Tỵ, bánh mứt tiêu thụ chậm nhưng các loại hạt vẫn bán bình thường. Hiện giá hạt hướng dương bán sỉ khoảng 48.000 đồng/kg, bán lẻ 55.000 -  56.000 đồng/kg. Chúng tôi thắc mắc có lần mua hạt hướng dương ăn, vỏ ngoài nhìn vẫn bình thường nhưng phần hạt bên trong hôi mốc, tiểu thương này cho biết có thể do hàng cũ. Hạt hướng dương vỏ dày, cứng, màu sẫm nên rất khó phân biệt cũ – mới. Bình thường, nếu cột kín miệng bao bì hoặc bảo quản trong hộp kín, có thể giữ hạt giòn ngon đến 5-6 tháng.

Tất cả những người bán hàng ở các chợ đầu mối khi được chúng tôi hỏi đều khẳng định chỉ bán các loại hạt sản xuất trong nước, có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chúng tôi thắc mắc rằng trong nước không trồng nhiều hướng dương nên không thể có lượng hạt đủ để cung cấp cho thị trường thì được trả lời: “Chúng tôi lấy hàng của cơ sở sản xuất, họ cung cấp đủ giấy tờ chứng nhận thì biết là hàng của cơ sở, còn xuất xứ từ đâu thì… chịu. Nghe nói cơ sở lấy hàng từ ngoài Bắc, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Không biết có phải là hàng Trung Quốc tuồn qua không”.

Tại các siêu thị, hạt hướng dương được đóng hộp 200 - 300 g, nhãn hộp ghi chung chung là “sản xuất tại cơ sở…”. Lâu nay, người tiêu dùng thấy hàng có nhãn mác, địa chỉ sản xuất thì mua chứ cũng không ai quan tâm đó là hàng trong nước hay do các cơ sở sản xuất nhập hạt nguyên liệu về rang, đóng gói rồi bán ra thị trường?

Chủ yếu nhập từ Trung Quốc

Theo Bộ NN-PTNT, phần lớn hạt hướng dương đang tiêu thụ tại thị trường nước ta là hàng nhập từ Nga, Trung Quốc… Trong đó, chiếm tỉ lệ lớn là từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có một số vùng khí hậu thích hợp trồng cây hướng dương như Lào Cai, Lâm Đồng... nhưng diện tích rất ít. Lâu nay, mặt hàng này bán phổ biến trên thị trường nhưng chưa được các cơ quan chức năng lẫn người tiêu dùng chú ý đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ. Cơ quan chức năng đã vài lần bắt được các vụ vận chuyển hạt hướng dương từ Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam.

Theo các chuyên gia về thực phẩm, phèn nhôm có thể giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, khi vào cơ thể rất khó bị đào thải và gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm; bột talc làm cho hạt hướng dương bóng, bắt mắt và đây là loại bột có chứa chất gây ung thư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo