Doanh nghiệp
28/03/2017 20:08

Dệt may “ăn đong”

Từ một ngành được dự báo là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, dệt may Việt Nam đang phải trải qua thời kỳ “ăn đong” khi Mỹ rút khỏi TPP và sức cầu thế giới giảm

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP HCM (Agtek), cho biết xuất khẩu dệt may 3 tháng đầu năm khá trầm lắng, hầu hết doanh nghiệp (DN) có đơn hàng nhưng chỉ cầm chừng, thiếu những đơn hàng lớn và rất bị động, giá rất cạnh tranh nên lợi nhuận không cao.

Gặp khó

Nếu trước đây các DN có năng suất tốt, đơn hàng tốt là lợi nhuận tốt thì nay những DN này chỉ thu được lợi nhuận tương đối. Sự trầm lắng của hoạt động xuất khẩu đã được dự báo từ đầu năm. Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong năm 2017, cạnh tranh từ Trung Quốc và Bangladesh gia tăng, thương mại toàn cầu suy giảm, tác động từ Brexit (nước Anh rời liên minh châu Âu)… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may Việt Nam, kéo tăng trưởng toàn ngành chậm lại, có thể giảm 5%-7% so với năm 2016. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu dệt may khác trong khu vực và thế giới đều xác định Việt Nam là mục tiêu cạnh tranh chính. So với Lào, Myanmar, Bangladesh..., Việt Nam chịu nhiều thua thiệt khi xuất khẩu sang Mỹ vì thuế xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này vẫn ở mức 17%-18% và 8%-12% vào EU, còn các nước kia đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu.

Theo các DN, ngoài những khó khăn đã được dự tính trước, việc Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) tuy không tác động quá lớn nhưng cũng khiến tình hình khó khăn hơn. Từ năm 2014-2015, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào các dự án sợi - dệt - nhuộm để đón đầu TPP. Trong nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng dồn vốn vào một số dự án sợi nhưng TPP gặp trục trặc, hầu hết các dự án đang chững lại. Các DN may xuất khẩu cũng không dám mạo hiểm mở rộng quy mô, năng lực sản xuất mà giữ ổn định chờ cơ hội phục hồi. Sự chuyển dịch đơn hàng từ các nước về Việt Nam để chuẩn bị năng lực cho TPP cũng tạm ngưng; khách hàng cũ cũng không dám mạnh dạn tăng đơn giá… Riêng với thị trường Mỹ, đơn hàng vẫn ổn định nhưng hiệu quả không cao do bị cạnh tranh nhiều hơn, sức mua yếu.

Công nhân đang làm việc tại một công ty may xuất khẩu Ảnh: Tấn Thạnh
Công nhân đang làm việc tại một công ty may xuất khẩu Ảnh: Tấn Thạnh

Thêm thời gian chuẩn bị

Đại diện Vinatex cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP không ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài vào dệt may Việt Nam. Các DN FDI không vì lý do này mà thu hẹp sản xuất hay giảm đầu tư vào Việt Nam. TPP thực tế là một “cái cớ”, là giá trị cộng thêm để các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam. Không có TPP, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nền kinh tế mở, là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương với hầu hết thị trường lớn trên thế giới và trên hết, ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may còn trong giai đoạn sơ khai, ngành sản xuất nguyên phụ liệu cũng ì ạch không phát triển được. Vì vậy, các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam để tận dụng chi phí giá rẻ và xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam nhằm hướng đến xuất khẩu sang những thị trường khác. “Ngoài TPP, còn hơn 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã, đang và sẽ ký. Mặt tích cực của việc TPP bị trục trặc là DN dệt may Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị, nâng sức cạnh tranh để khai thác các thị trường xuất khẩu - bao gồm Mỹ - hiệu quả hơn. Các DN trong nước cần tận dụng cơ hội này để chuẩn bị chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, tăng năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng, sẵn sàng hơn cho các FTA thế hệ mới” - đại diện Vinatex cho biết.

Theo các DN, FTA thế hệ mới mang đến cho DN Việt nhiều cơ hội nhưng trong thực tế, không dễ tận dụng các cơ hội đó. Với FTA Việt Nam - Hàn Quốc, xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu do các DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam thực hiện; thị trường Hàn Quốc lại nhỏ, nhu cầu không lớn nên DN Việt khó chen chân vào chuỗi cung ứng của họ. Với thị trường Nga, đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa nhà nhập khẩu Nga và nhà xuất khẩu Việt, hai bên đã nỗ lực kết nối nhưng vẫn chưa thể xâm nhập vào thị trường Nga được do còn nhiều rủi ro trong thanh toán, vấn đề logistic chưa thông thoáng. Ngay cả với EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) sẽ ký vào đầu năm 2018 sẽ mở ra nhiều tiềm năng nhưng tỉ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU hiện không cao và không có nhiều triển vọng tăng trưởng.

Phương An

Viết bình luận

Vào cổng tự do, tận hưởng trọn vẹn siêu lễ hội biển tại Charm Fantasea

Vào cổng tự do, tận hưởng trọn vẹn siêu lễ hội biển tại Charm Fantasea

Thị trường 08:00

Diễn ra trong 5 ngày, từ 27-4 đến 1-5-2024, siêu lễ hội Charm Fantasea tại Charm Resort Hồ Tràm là một trong những sự kiện lớn được đông đảo du khách mong chờ trong dịp lễ 30-4 tới. Điểm nhấn của chương trình là đêm đại nhạc hội Fantasea Show vào tối 30/4 với dàn line up đỉnh cao.

Bizen phát động chiến dịch “Lao động - Đẹp trong từng khoảnh khắc”

Bizen phát động chiến dịch “Lao động - Đẹp trong từng khoảnh khắc”

Doanh nghiệp 07:30

Bizen vừa phát động chiến dịch “Lao động - Đẹp trong từng khoảnh khắc” cho cá nhân, tập thể công nhân viên trong các khu công nghiệp. Chiến dịch diễn ra từ ngày 8-4-2024 đến hết 10-5-2024, tại các khu vực mà Bizen phục vụ suất ăn công nghiệp.

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

Ngân hàng 19:34

Sáng 23-4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup quay trở lại với tổng giải thưởng 600 triệu

Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup quay trở lại với tổng giải thưởng 600 triệu

Nhịp sống 19:28

Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính thức quay trở lại với 2 bảng thi Phong trào mở rộng và Quốc tế đầy sôi động vào dịp lễ 30/4 tại Đà Lạt.

Chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN Diamond chính thức niêm yết sàn HOSE

Chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN Diamond chính thức niêm yết sàn HOSE

Chứng khoán 18:40

(NLĐO) - Ngày 24-4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) chính thức đưa 5.100.000 chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF KIM Growth VN Diamond (mã chứng khoán: FUEKIVND) lên giao dịch với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 51.000.000.000 đồng (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).

Học sinh Trường Quốc tế VFIS tham quan VWS

Học sinh Trường Quốc tế VFIS tham quan VWS

Nhịp sống 18:30

Ngày 24-4-2024, hơn 30 em học sinh lớp 3 Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS) đến tham quan Khu Liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước do VWS làm chủ đầu tư.

Sức sống sôi động tại Vincom Shophouse Royal Park

Sức sống sôi động tại Vincom Shophouse Royal Park

Bất động sản 18:29

Với các chính sách bán hàng vượt trội và chiến lược nâng cấp tiện ích, nâng tầm chuẩn sống của chủ đầu tư, Vincom Shophouse Royal Park Quảng Trị ngày càng thu hút nhiều khách hàng chuyển khẩu về đây an cư lập nghiệp, bồi đắp thêm sức sống nội sinh căng đầy và tươi trẻ cho khu đô thị.