xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thanh khoản: Vấn đề hàng đầu

QUANG ANH

Theo các chuyên gia kinh tế, trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng phải được đưa lên hàng đầu. Bởi chỉ khi giải quyết được thanh khoản mới xử lý các vấn đề khác

Dù thanh khoản của hệ thống ngân hàng (NH) thương mại tương đối tốt, theo nhận định của NH Nhà nước nhưng vẫn còn một số NH có thanh khoản yếu kém. Chính phủ mới đây đã chỉ đạo NH Nhà nước phải xử lý dứt điểm các NH yếu kém đến năm 2013.

Kinh nghiệm quốc tế

Vào những năm 1990, hệ thống NH Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng khó khăn từ thị trường bất động sản. Khi đó, để giải quyết thanh khoản cho các NH Nhật, Chính phủ và NH Trung ương Nhật cho các NH “tự xử lý” theo nguyên tắc thị trường: Yếu thì chết, mạnh sẽ thôn tính, sáp nhập và bán cho các NH nước ngoài.
 
Chính phủ Nhật không can thiệp vào thanh khoản của các NH. Hệ quả là nền kinh tế nước này trì trệ trong suốt 11 năm kéo dài từ năm 1998 - 2009. Thị trường bất động sản Nhật biến mất trên thị trường quốc tế. Cuối cùng, chính phủ Nhật phải vay vốn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tái cấu trúc nền kinh tế giúp các NH và thị trường bất động sản phục hồi nhưng rồi đến lượt chính phủ Nhật phải làm đơn xin quốc tế cứu trợ.
img
Muốn tái cơ cấu ngân hàng nhanh cần phải giải quyết thanh khoản trước. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại ACB . Ảnh: HỒNG THÚY
Bất động sản cũng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ hồi năm 2008. NH Trung ương nước này dùng tiền phát hành mua lại 19 NH lớn cùng toàn bộ tài sản “độc hại” phần lớn từ bất động sản. Sau thời gian chao đảo ngắn, các NH  Mỹ đã phục hồi rất nhanh và phần lớn các NH lớn đều trả nợ được cho NH Trung ương.
 
Tuy nhiên, thời điểm đó, dù Mỹ có in ra 400-500 tỉ USD để cứu thanh khoản của các NH thương mại cũng chỉ chiếm khoảng 3% GDP (GDP Mỹ vào khoảng 15.000 tỉ USD). Trong khi đó, Hàn Quốc chọn cách vay IMF 70 tỉ USD để quốc hữu hóa những NH bị mất thanh khoản, sau đó bán cho nước ngoài vào năm 1997 khi thị trường bất động sản đóng băng.  Nhân dân Hàn Quốc lúc đó cũng đóng góp cho chính phủ 240 tấn vàng để cứu hệ thống NH thương mại và trả nợ cho nước ngoài.

Giải pháp đồng bộ

Tại Việt Nam, với bài toán giải quyết thanh khoản của các NH, chuyên gia kinh tế - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng NH Nhà nước cần áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý dứt điểm vấn đề này. Hiện vòng quay tiền tệ đang giảm rất mạnh, chỉ 0,8 vòng/năm (thay vì 2-3 vòng/năm), đã dẫn đến ách tắc trên thị trường bất động sản, chứng khoán, hàng hóa…
 
Trước đây, khi thị trường cần khoảng 90.000 tỉ đồng, NH Nhà nước chỉ cần phát hành tiền khoảng 30.000 tỉ đồng, với vòng quay tiền 3 vòng nhưng nay con số này chỉ 0,8 vòng/năm, khiến thị trường thiếu thanh khoản trầm trọng. Chưa kể, việc bơm tiền ra thị trường phải tính toán thận trọng vì nếu “bơm ra mà rút về không nhanh sẽ gây lạm phát hoặc bơm không đủ cũng không hiệu quả”. Đồng thời, NH Nhà nước cần điều hòa vốn từ NH thừa sang thiếu bằng cách phát hành tín phiếu để hút tiền về và lấy tiền đó cho vay các NH thiếu hoặc cho sáp nhập NH yếu vào mạnh.

Liên quan đến nợ xấu của các NH hiện nay, theo các chuyên gia kinh tế, bắt nguồn từ hệ thống kế toán không chuẩn mực, gây bất ổn cho thanh khoản NH. Hiện NH Nhà nước đã kiểm soát lại hoạt động NH theo chuẩn kế toán để đến năm 2013 tất cả NH phải theo chuẩn kế toán quốc tế. 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo