xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tín dụng âm

HÀ LINH

Cần tạo áp lực cần thiết để các ngân hàng thương mại quyết tâm đầu tư cho nền kinh tế

Số liệu từ Ngân hàng (NH) Nhà nước cho thấy tăng trưởng tín dụng gần 2 tháng đầu năm (tính đến ngày 19-2) âm 0,16% so với tháng 12-2012. Con số này tương phản với những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi kinh tế mà Chính phủ đang thực hiện.
 
img
Trong 2 tháng đầu năm 2013, tín dụng cả nước tăng trưởng âm. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Ảnh: HỒNG THÚY

Mạch máu chưa thông

So với thời kỳ tăng trưởng nóng trước đây, mức tăng trưởng này không phải là diễn biến mà nhà điều hành chính sách mong đợi. Lấy mốc là 2 tháng đầu năm, so với tháng cuối cùng của năm trước, năm 2008 có mức tăng trưởng tín dụng kỷ lục 77%; năm 2009 tăng 3,4%; năm 2010 tăng 0,46%; năm 2011 tăng 4% và bắt đầu đảo chiều giảm (âm) 2,46% từ năm 2012 và năm 2013 tiếp tục âm 0,16%.

Diễn biến trên thị trường tệ đang gây ra 2 luồng dư luận trái chiều. Một số chuyên gia lo ngại đây tiếp tục là chỉ báo bất thường đối với kinh tế năm nay. Mặc dù là thời điểm giáp Tết nhưng chỉ số tồn kho công nghiệp của tháng 1-2013 vẫn tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp của tháng này cũng giảm 3,2% so với tháng trước và có thêm hơn 4.000 doanh nghiệp phá sản. 

Cảm nhận về sự khó khăn của nền kinh tế cũng khá rõ khi năm 2013, NH Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 12%, không tăng nhiều so với mức thực hiện gần 9% của năm trước. TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng rất có thể kịch bản tăng trưởng tín dụng của năm ngoái sẽ tái diễn. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp chưa phục hồi do hàng tồn kho chưa được cải thiện, sản xuất chưa thể phục hồi. Trong khi đó, các NH vẫn tăng huy động nhưng không đưa mạnh được vốn vào sản xuất quay sang đầu tư trái phiếu lãi suất thấp nhưng an toàn.

Không quá lo ngại

Lạc quan hơn, một số chuyên gia kinh tế lại cho rằng vẫn còn sớm để đưa ra nhận định bi quan về tăng trưởng tín dụng. Lý do vì tín dụng đầu năm thường tăng thấp do yếu tố kỹ thuật và cả nhu cầu vốn theo tính mùa vụ. Thông thường vào tháng cuối cùng của năm, các NH dùng “thủ thuật” đẩy tín dụng tăng lên rất cao để lấy khối lượng dư nợ đón đầu chính sách giao chỉ tiêu năm sau của NH Nhà nước, tạo nên mức tăng trưởng tín dụng ảo. Sang những tháng đầu năm, tín dụng giảm mạnh do cả hai yếu tố kết hợp là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thấp, đặc biệt là vào tháng Tết và không còn yếu tố ảo.

Về phía NH cũng chưa thể đẩy mạnh vốn ra, không chỉ do áp lực nợ xấu mà còn do khối NH sở hữu chéo đang ít cơ hội đầu tư hơn. Bản thân các NH lập ra để cho công ty sân sau vay nhưng đang bị sa lầy trong thị trường bất động sản. Các công ty con của họ năm qua hoạt động không tốt, thời gian này không thể hấp thụ thêm vốn thì NH mẹ cũng không bơm tiền ra được. Trong khi đó, họ cũng không thể tìm kiếm được nguồn khách hàng mới vì trên thị trường NH đang có sự cạnh tranh gay gắt để giành giật khách hàng tốt. 

Cho rằng tín dụng tăng trưởng thấp là diễn biến phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhưng chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cũng lưu ý rằng kết quả này cho thấy Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chưa thực sự đi vào cuộc sống. “Hiện nay đang xuất hiện tình trạng mới là NH không dám cho vay ra. Tiền huy động đem đầu tư trái phiếu cho an toàn, đỡ bị hình sự hóa vì dự án cho vay có thể nay tốt mai xấu. NH Nhà nước cần tạo áp lực cần thiết để các NH thương mại quyết tâm đầu tư cho nền kinh tế” - TS Nguyễn Minh Phong lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo