xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bước chạy “người hùng” ...

Phạm Ngọc

Có một CĐV vô danh bỗng chốc trở thành người hùng sau khi chạy theo xe của Arsenal trong ngày đầu đội bóng Giải Ngoại hạng Anh ghé thăm Việt Nam. Đó là Vũ Xuân Tiến, anh chàng sinh viên dược giờ đây đã có biệt danh “Running man”.

img
Vũ Xuân Tiến (phải) trò chuyện với tiền đạo Podolski trước trận Việt Nam - Arsenal đêm 17-7  Ảnh: REUTERS
 
Xuân Tiến chưa bao giờ có chủ đích sẽ gây ấn tượng hay làm một điều gì đó khác thường để lọt vào mắt xanh của đội bóng nước Anh. Hành động của Tiến đơn giản là một sự thôi thúc tự thân, nó đến từ tình yêu vô tư của Tiến với “pháo thủ” thành London.

Triết lý “zero to hero” (từ vô danh thành người hùng) vốn được các nhà tổ chức sự kiện, chương trình truyền hình phương Tây thích tạo dựng để mang đến cho người hâm mộ những “câu chuyện khó tin nhưng có thật”. Rõ ràng Arsenal cũng có mục đích truyền thông trong câu chuyện của Xuân Tiến và chính họ cũng hưởng lợi ích không kém từ một người hâm mộ cuồng nhiệt như Tiến, chứ không chỉ mình Tiến nhận được những món quà vô giá từ đội bóng này.

Bỏ qua mục đích “tự quảng bá” thông qua người hùng vô danh, rõ ràng Arsenal đem đến được một niềm tin và gieo vào những người trẻ khát khao theo đuổi mục đích bằng tình yêu và sự tận hiến. Có thể việc làm của Tiến ngay khi chạy bộ theo xe chở đội Arsenal bị coi là vô nghĩa nhưng trong bóng đá nói riêng và cuộc sống nói chung, nếu không có những hành động khác người như của Tiến, những câu chuyện đẹp như cổ tích cũng sẽ ít có cơ hội để xuất hiện.

Được sang Anh, tới sân Emirates xem Arsenal thi đấu, chưa tốt nghiệp đã được mời làm việc với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Đó có thể chưa phải là phần thưởng cuối cùng mà “người chạy bộ” nhận được sau hành động “điên rồ” của mình.

Arsenal vốn là đội bóng kiên trì theo đuổi những mục tiêu mà họ cho là đúng đắn. Chính vì thế, dù 8 năm trắng tay danh hiệu, Arsenal vẫn được coi là một đội bóng thành công, trên phương diện kinh doanh (luôn có lợi nhuận) lẫn thành công nhất định về chuyên môn (luôn giành suất dự Champions League kể từ khi HLV Wenger nắm đội từ năm 1996). Đặc biệt, họ thành công vì luôn biết tin tưởng người trẻ, ít kinh nghiệm nhưng lại giàu nhiệt huyết và có thể tạo ra những đột phá.

Vũ Xuân Tiến mới 20 tuổi, tương lai còn rộng mở với chàng trai này, dĩ nhiên là nếu Tiến vẫn duy trì khát khao “chạy” để đeo đuổi mục tiêu và đam mê. Từ sự kiện của Tiến, bóng đá Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều bài học nếu chịu phân tích và quan sát kỹ lưỡng cách Arsenal làm bóng đá cũng như công nghệ truyền thông bài bản.

Tuy vậy, cách dùng người ngay trong trận đấu với Arsenal cũng cho thấy sự khác biệt về tư duy của hai nền bóng đá. Việt Nam gọi lại những cầu thủ đã qua thời đỉnh cao, thậm chí đã giã từ đội tuyển, trong khi rất nhiều cầu thủ trẻ đủ sức gánh vác trọng trách.

Các cầu thủ trẻ chỉ có cơ hội thử sức trong hiệp hai nhưng bàn thắng lại đến từ tiền vệ Trần Mạnh Dũng (SN 1990). Đó phải chăng là lời nhắc nhở với những nhà quản lý bóng đá Việt Nam, tập trung cho đào tạo trẻ thôi chưa đủ, mà còn cần phải có niềm tin và sự dũng cảm khi dùng người trẻ vào những việc trọng đại thì bóng đá nước nhà mới sớm cất cánh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo