xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúng túng

Phạm Ngọc

Theo yêu cầu của Tổng cục TDTT, ngành thể thao của 63 tỉnh, thành vừa báo cáo sơ bộ có 10.000 VĐV năng khiếu để chuẩn bị lực lượng cho Á vận hội (ASIAD) 18 - 2019 mà Việt Nam sẽ là nước chủ nhà.

Tổng số VĐV trẻ đang được đào tạo trong các trường năng khiếu theo dạng tập trung và dự bị tập trung là “khổng lồ”, theo đánh giá của ngành thể thao. Tuy nhiên, để chọn ra những tài năng trẻ, hứa hẹn sẽ mang về thành tích ở ASIAD 2019 không phải là việc dễ dàng. Tổng cục TDTT hiện nay đang thiếu một cơ chế đồng bộ và đặc biệt lúng túng khi giải quyết bài toán dựa vào nguồn lực địa phương hay ngân sách Trung ương để đào tạo.

Ông Lâm Quang Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - cho biết: “Những trung tâm thể thao lớn của cả nước là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… đang chuẩn bị một lượng VĐV trẻ trong độ tuổi từ 8-12 tuổi rất lớn”. Nhưng theo ông Thành, để biến những “mầm non” mà các địa phương đang có trong tay thành “tài sản quốc gia” là điều không dễ.

Tổng cục TDTT muốn xin cơ chế để làm hẳn một “Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo VĐV” cho ASIAD 18. Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đều phải trình Quốc hội và được Quốc hội phê duyệt. Ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia cũng khá lớn nên trong bối cảnh hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã chỉ đạo Tổng cục TDTT hạ thấp một bậc của đề án này để biến nó thành một “chương trình hành động” do bộ chủ trì và xin kinh phí từ Chính phủ.

Ông Lâm Quang Thành chính là người chấp bút xây dựng chương trình kể trên và sẽ báo cáo Bộ VH-TT-DL trong tháng 2-1013. Tuy nhiên, đây mới là bản báo cáo sơ lược về lực lượng, định hướng đào tạo, còn cách thức thực hiện vẫn sẽ phải chờ quyết định của bộ sau khi tham vấn địa phương. Hiện nay, khúc mắc lớn nhất là chương trình đào tạo của các địa phương thiếu định hướng và ngân sách do địa phương cấp nên Tổng cục TDTT cũng khó có thể can thiệp để quy hoạch số lượng và số môn cũng như từng nội dung trong các môn. Nhiệm vụ của đề án vì vậy sẽ hướng vào việc “đồng bộ” trong quy hoạch nguồn lực nhưng theo ông Thành, ngành thể thao chỉ đủ khả năng đưa một số lượng hạn chế VĐV tài năng đi đào tạo tập trung dài hạn, còn lại địa phương vẫn phải chịu trách nhiệm chính.

Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Minh, nguyên vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, thời gian từ nay đến ASIAD 2019 còn gần 7 năm nữa nhưng quá trình đào tạo VĐV thực ra chỉ còn khoảng 5 năm. Ông Minh cho biết: “Tôi đi nhiều địa phương thấy đều kêu là thiếu VĐV, người ta chỉ đi theo thể thao một thời gian rồi bỏ”.

Bộ VH-TT-DL khẳng định sẽ chuẩn bị một nguồn kinh phí khổng lồ để đoàn Việt Nam giành thành tích xứng đáng với vị thế của nước chủ nhà. Trong ngổn ngang nhiều nỗi lo, ông Minh nêu ra một thực tế đáng suy ngẫm: “Lẽ ra, trước khi chạy đua giành quyền đăng cai ASIAD, chúng ta đã phải có một chương trình hành động và đào tạo VĐV rồi. Tuy nhiên, hiện nay, việc đào tạo nguồn lực đang đi sau rất lâu. Chẳng hạn, đề án 10 môn thể thao trọng điểm đã ra đời một năm rưỡi nay chỉ tồn tại trên lý thuyết, chứ thực ra ai đã nhìn thấy nó được triển khai thực tế như nào để thể thao Việt Nam giành thành tích cao ở các sân chơi châu lục và thế giới?”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo