xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Món nợ của xạ thủ

Phạm Ngọc

Nhiều lần đem vinh quang về cho Tổ quốc bằng những tấm huy chương nhưng Hoàng Xuân Vinh bảo: “Tôi vẫn nợ Tổ quốc nhiều lắm!”

Một chiều đông cuối năm 2012, tôi hẹn Xuân Vinh ở một quán cà phê trên đường Thụy Khuê (Hà Nội), con phố mà anh gắn bó bao năm suốt thời thơ ấu. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giãi bày: "Tôi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh rồi trở thành lính công binh. Bố tôi vốn là bộ đội chiến đấu ở Quảng Trị những năm chiến tranh ác liệt nhất, vì thế tôi cũng được thừa hưởng chất lính từ ông".

Nhận nhiệm vụ ở lữ đoàn công binh vượt sông 239, khả năng thiên bẩm của một xạ thủ trong Vinh sớm được khai phá. Vinh kể: "Từ hội thao của đơn vị, tôi trở thành tay súng giỏi của binh chủng rồi được Trung tâm Thể thao Quân đội phát hiện. Hồi ấy, tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ trở thành VÐV nhưng rồi nghiệp cầm súng đưa tôi rẽ sang một hướng khác hẳn so với lựa chọn ban đầu".
 
img
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh từng mơ ước được cầm súng bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Ảnh: Mạnh Duy

Xuân Vinh mau chóng trở thành xạ thủ số 1 của quân đội và được bổ sung vào đội tuyển quốc gia. Mới đó mà đã 15 năm Vinh chuyển từ nghiệp cầm súng bảo vệ Tổ quốc sang nghiệp cầm súng thi tài ở các đại hội thể thao. "Từ khi trở thành một VÐV, tôi luôn tự nhủ với lòng mình phải chiến đấu bằng tất cả trái tim và khối óc, mang về cho thể thao Việt Nam thật nhiều huy chương. Cho đến nay, quyết định của tôi có lẽ đã đúng nhưng vẫn còn tiếc nhiều những năm tháng được sống thực thụ đời lính, với những giấc mơ của lính" - Vinh tâm sự.

Ngay sau khi tốt nghiệp Trường Công binh, anh đã xin ra Trường Sa bởi lúc ấy trong anh hai tiếng Trường Sa như là hiện thân của khát vọng bảo vệ Tổ quốc.

Vinh không có cơ hội ra Trường Sa bởi bố anh là thương binh từng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc nên anh được tạo điều kiện làm việc gần nhà để chăm sóc bố. Mãi đến năm 2005, Vinh mới có cơ hội ra Trường Sa lần đầu tiên theo một chuyến tàu thăm đảo. Anh bồi hồi: "Lúc ấy tôi thực sự tiếc vì đã không được lựa chọn ra Trường Sa. Nhìn những người lính trẻ, tôi vừa ghen tị vừa cảm phục họ".

Nhắc đến câu chuyện Trường Sa, Vinh cứ mải miết kể cho tôi như một giấc mơ dài gần 20 năm qua trong cuộc đời. "Khi cầm súng dự các đại hội thể thao, các giải bắn súng từ khu vực, châu lục cho đến thế giới, tôi không nghĩ mình chỉ là một VÐV mà còn là một người lính có nghĩa vụ thể hiện sức mạnh của đất nước, chiến đấu kiêu hãnh vì niềm tự hào dân tộc" - anh nói.

Nhìn lại năm 2012, Vinh bảo: "Tôi không quá tiếc nuối vì không thể giành được HCÐ ở Olympic London. Mọi chuyện đã qua và tôi còn nhiều mục tiêu phía trước". Anh chỉ cách HCÐ Olympic đúng 0,1 điểm. Vinh còn từng đánh rơi cả HCV ở Á vận hội Quảng Châu 2010 cũng chỉ vì một loạt đạn đầy may rủi. HLV Nguyễn Thị Nhung của đội tuyển bắn súng cứ xuýt xoa khi nói về Vinh: "Những phát đạn ấy hoàn toàn là may rủi. Cuộc sống không cho Vinh được hưởng vinh quang dù cậu ấy đã đến rất gần và đã chiến đấu hơn những gì mà cậu ấy có".

Vinh là người chịu nhiều thiệt thòi khi đến với bắn súng bởi anh không chỉ bị cận thị mà còn có tiền sử bệnh tim. Tuy vậy, Vinh đã vượt qua tất cả để đến hôm nay, anh đã mang về cho thể thao Việt Nam 7 HCV SEA Games, số HCB và HCÐ ở các đại hội khu vực thì chính anh cũng không nhớ hết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo